Các nhà nghiên cứu ở Đại học Geneva đã theo dõi tinh tinh kiếm mật ong rừng, loại thức ăn không thể thu được nếu thiếu công cụ. Họ nhận thấy những con tinh tinh biết cách lấy mật ong.
Sau 6 năm nghiên cứu, các nhà khoa học ở Đại học Neuchâtel và Đại học Geneva (Thụy Sĩ)đã công bố công trình của họ trên ineLife.Họ đã theo dõi nhữngcon tinh tinh ở cánh rừng Budongo, nướcUganda và nhận thấy rằng những cuộc chu du đã giúp chúng biết sử dụng công cụ lao động.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu ở Đại học Geneva đã theo dõi tinh tinh kiếm mật ong rừng, loại thức ăn không thể thu được nếu thiếu công cụ. Họ nhận thấy những con tinh tinh nhiều lần di chuyển, đi đây đi đó chẳng hạn, nhưng do khó kiếm hoa quả nên tìmcách lấy mật ong.
Con tinh tinh có tên Hawa đi lại nhiều và để bù đắp năng lượng tiêu hao, nó cần mật ong giàu calo. Để lấy mật ong, Hawa buộc phải sử dụng công cụ lao động. Còn con tinh tinh Squibs, bạn của Hawa không di chuyển nhiều, thành thửkhông hề có kỹ năng chế tạo và sử dụng công cụ như bạn nó.
Một sốnhà nghiên cứu ở các nước châu Phi khác cũng khẳng định nhóm tinh tinh “ngao du” nhiều thường biết sử dụng nhiều thứcông cụ lao động khác nhau. Có thể chính việc đi đây đi đó trở thành động lực tiến hóa của tinh tinh.
Tiến sĩ Thibaud Gruber ở Đại học Geneva chorằngkết quả nghiên cứu cho thấy sự di chuyển thúc đẩy tinh tinh hoang dã sử dụng công cụ lao động và đó cũng có thể là một động lực trong phát triển công nghệ thời sơ khai của con người.
Vũ Trung Hương