Sau 14 ngày thu phí gây bức xúc cho người dân, Tổng cục Đường bộ đã có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang để ghi nhận tình hình. Tại đây khi trả lời báo chí, đại diện Tổng cục Đường bộ không biết lượng xe qua trạm mỗi ngày là bao nhiêu!

Tổng cục Đường bộ không biết được lượng xe qua trạm BOT Cai Lậy

Hữu Danh | 14/08/2017, 12:39

Sau 14 ngày thu phí gây bức xúc cho người dân, Tổng cục Đường bộ đã có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang để ghi nhận tình hình. Tại đây khi trả lời báo chí, đại diện Tổng cục Đường bộ không biết lượng xe qua trạm mỗi ngày là bao nhiêu!

Sáng 14.8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về tình hình hoạt động của Trạm thu phí BOT Cai Lậy.

Từ sáng sớm, hàng chục phóng viên từ khắp nơi đãvề để dự họp nhưng lãnh đạo Sở GTVT Tiền Giang cho biết phía Tổng cục muốn "họp kín". Tuy nhiên, do lượng phóng viên quá đôngvà đây là vấn đề dư luận quan tâmnên cuộc họp này đã được mởcửacho báo chí tham dự.

Sở GTVT Tiền Giang cho biếthoạt động của Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang cơ bản ổn định và nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định về giá dịch vụ, chính sách miễn giảm, bố trí đủ và tăng cường nhân viên trong những ngày đầu khai thác.

Theo báo cáo, hàng ngày chỉ có từ 2 - 3 lượt người điều khiển phương tiện đưa tiền là mệnh giá 200, 500, 1.000 đồng vo tròn,nhét vào chai nhựa,cho vào túi nylon… hoặc đưa tiền mệnh giá lớn để cố tình kéo dài thời gian qua trạm nhằm gây ùn tắc giao thông.

Riêng ngày 9.8 vào lúc 17 giờ 45 phút có một nhóm khoảng 14 xe ô tô gắn logo “Bạn hữu đường xa“ đi chậm từ hướng Mỹ Thuận - Trung Lương tạo thành đoàn nối đuôi vào trạm để phản đối, gây ùntắc giao thông.

Sở chưa ghi nhận tình trạng người dân, người lái phương tiện kích động, đập phá trạm hay căng băng rôn, biểu ngữ với nội dung phản đối.

Vào 16 giờ 30 phút ngày 13.8 có hàng chục phương tiện ở cả 2 chiều mang tiền lẻ để qua trạm, và một vài tài xế có hành vi cản trở giao thông gây ùntắc kéo dài khoảng 3 km và mất an ninh trật tự.

Sau khi nhà đầu tưtiến hành xả trạm khoảng 30 phút thì tình hình đã ổn định, các phương tiện lưu thông bình thường. Đến 20 giờ cùng ngày, đoàn xe này quay lại và tiếp tục gây ùntắc giao thông, nhà đầu tư đã xả trạm lần 2 đến 0 giờ ngày 14.8 thìbắt đầu thu lại.

Nhà đầu tư đã trích xuất dữ liệu từ các camera tại trạm, cung cấp thông tin số đăng ký phương tiện có hoạt động chống đối bằng cách đưa tiền mệnh giá nhỏ hay gây khó khăn công tác thu phígửi đến cơ quancông an điều tra, xử lý các hành vivi phạm pháp luật.

Trạm thu phí Cai Lậy

Cũng theo Sở này, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chủ phương tiện và ngườidân thắc mắc việc đầu tư tuyến tránh Cai Lậy nhưng lại đặt trạm thu phí trên tuyến quốc lộ 1A và giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án này so với dự án đường cao tốc TP.HCM Trung Lương là quá cao.

Để hạn chế việc ùn tắc giao thông tiếp tục kéo dài, tránh tình trạng trở thành điểm nóng chính trị xã hội do người dân phản đối vị trí đặt trạm, Sở GTVT kiến nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự ánnhằm giảm chi phí vận tải, góp phần giảm chi phí hàng hóa lưu thông từ các tỉnh ĐBSCL đến các tỉnh khác và ngược lại.

Sau báo cáo của Sở GTVT Tiền Giang, báo chí chất vấn ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó tổng cục Đường bộ về việc Trạm thu phí đặt nhầm chỗ cũng như mức phí vì sao quá cao? Ông Thắng trả lời rằng vị trí đặt trạm có sự thống nhất giữa Bộ và địa phương, còn mức giá là theo quy định. Với câu hỏi mỗi ngày có khoảng bao nhiêu lượt xe qua trạm sau nửa tháng vận hành, ông Thắng khẳng định ông không biết.

Trước đó, 1 lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho biết, trước đây khi tiếp xúc cử tri, nhiều người đã phản ứng về vị trí đặt trạm thu phí. Nhiều lần tỉnh cũng đã có ý kiến đến Bộ GTVT và cá nhân ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVTnhưng rồi trạm thu phívẫn được đặt ở vị trí hiện nay.

Trả lời câu hỏi vì sao chonhà đầu tư trải nhựa hơn 26 km ở quốc lộ 1A nhằm lấy cớ chặn quốc lộ thu phí, ông Thắng nói rằngdo quỹ bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng 50% nhu cầu sửa chữa các tuyến đường nhà nước quản lýnên mới cho phép như vậy.

Long An
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng cục Đường bộ không biết được lượng xe qua trạm BOT Cai Lậy