Ông Lê Hồng Điệp, Tổng cục Đường bộ cho biết Tổng cục đang xây dựng đề án nâng cao hiệu quả công tác bảo trì quốc lộ giai đoạn 2020 – 2030 để trình Chính phủ. Qua đó, đã xác định tổng nguồn vốn cần cho công tác bảo trì từ 2020 – 2030 là 354.845 tỉ đồng, tương đương 15,3 tỉ USD), bình quân 32.258 tỉ đồng/năm.

Tổng cục Đường bộ muốn có 354 nghìn tỉ để bảo trì quốc lộ

27/11/2019, 21:31

Ông Lê Hồng Điệp, Tổng cục Đường bộ cho biết Tổng cục đang xây dựng đề án nâng cao hiệu quả công tác bảo trì quốc lộ giai đoạn 2020 – 2030 để trình Chính phủ. Qua đó, đã xác định tổng nguồn vốn cần cho công tác bảo trì từ 2020 – 2030 là 354.845 tỉ đồng, tương đương 15,3 tỉ USD), bình quân 32.258 tỉ đồng/năm.

Bảo trì đường bộ - Ảnh: minh họa

Ngày 27.11, Trường Đại học Giao thông vận tải phối hợp với Tập đoàn Taisei Rotec (Nhật Bản) tổ chức hội thảo “Công nghệ của Nhật Bản trong sửa chữa, phục hồi và tái chế mặt đường”.

Đông Nam Bộ "giàu" nhất nhưng ít đường cao tốc nhất

PGS.TS Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KH-CN, Bộ GTVT cho hay, hệ thống đường bộ Việt Nam hiện có 154 tuyến đường với hơn 24.600km. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng việc bảo trì tốt hệ thống giao thông đường bộ sẽ đảm bảo tuổi thọ công trình và tăng hiệu quả đầu tư của dự án.

Theo ông Lê Hồng Điệp, Tổng cục Đường bộ, Việt Nam đã có 1.010 km đường cao tốc của 16 tuyến đưa vào khai thác. Tốc độ tăng chiều dài bình quân giai đoạn 2008-2018 là 3,7%/năm, tăng 6.670 km sau 10 năm (từ 17.928 km năm 2008 lên 24.598 km năm 2018).

Khu vực Đồng bằng sông Hồng có 2.133 km; Trung du miền núi phía Bắc có 7.643 km; Bắc trung bộ và duyên hải Miền Trung có 8.575 km; Tây Nguyên có 3.022 km; Đông Nam bộ có 778 km và Đồng bằng Sông Cửu Long có 2.539 km.

Ông Điệp cho rằng có sự “lạ” khi khu vực Đông Nam bộ đóng góp nhiều kinh tế nhất nhưng số tuyến đường và mật độ đường lại thấp nhất.

Cũng theo ông Điệp, hiện nay có nhiều tuyến đường đã khai thác quá thời hạn chưa sửa chữa định kỳ chất lượng thấp. Cụ thể, hiện có 9.983 km quốc lộ quá thời hạn trùng tu lớp mặt đường, 5.168 km quá thời hạn đại tu cả móng và mặt đường. Đồng thời, trên các quốc lộ hiện có khoảng 6.255 cầu, trong đó có 358 cầu yếu, cầu hạn chế về tải trọng chưa được thay thế.

Còn với các hầm trên các đường đô thị, công tác bảo trì các hầm này là những nội dung mới mà những người quản lý đường bộ đang phải tìm hiểu, học tập từ nước ngoài.

Trong khi đó, đến năm 2018, Việt Nam có 3,27 triệu ô tô, tốc độ tăng trưởng 13,3%/năm. Dự báo đến 2020, Việt Nam sẽ có 3,87 triệu ô tô, đến 2030 sẽ có 9,2 triệu ô tô. Việc lưu lượng xe tăng trong khi mặt đường hẹp, nguồn vốn bảo trì hạn chế đã làm gia tăng tai nạn giao thông. Hơn nữa, tại Việt Nam, thiên tai như lũ lụt, triều cường, sạt lở… cũng ảnh hưởng đến chất lượng các con đường.

Về chi phí bảo dưỡng và vận hành, mỗi năm dùng 1.220 tỉ đồng bao gồm hoạt động thống kê hạ tầng đường bộ, sửa chữa hư hỏng nhỏ, quét dọn, sơn… Công tác vận hành các bến phà cầu phao, hầm, tổ chức giao thông, tiền điện… mỗi năm hết 150 tỉ-250 tỉ đồng.

“Ngày xưa là dịch vụ công ích, hiện nay chúng tôi đã bắt đầu cho đấu thấu hoạt động này. Việc lựa chọn nhà thầu được lựa chọn qua mạng, áp dụng các hợp đồng PBC (bảo trì dựa trên chất lượng). Các thông tư của Bộ GTVT cũng quy định rõ hơn về trách nhiệm của các bên”, ông Điệp nói.

Tuy nhiên, ông Điệp nhận định, hiện có hiều hạn chế trong công tác bảo dưỡng đường. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo dưỡng đường chưa nhiều như kỳ vọng, nguồn nhân lực trong công tác bảo dưỡng đường bộ từ Trung ương đến địa phương còn thấp. Nhận thức và hành động về công tác này còn chậm đổi mới.

“Nguyên nhân là thu nhập thấp, công việc nhỏ lẻ phân tán nhưng phải làm suốt năm, có những khi ở suốt trong vùng sâu vùng xa. Dẫn đến không thu hút được nhân lực trình độ cao”, ông Điệp nói và chia sẻ, kinh phí bố trí cho bảo trì thiếu; nhận thức về vai trò và hiệu quả của công tác bảo dưỡng đường bộ chưa đầy đủ.

Một nguyên nhân khác được ông Điệp chỉ ra là thể chế thiếu, chưa đồng bộ. Ví dụ trong công tác này không có chi phí cho hoạt động giám sát và quản lý bảo dưỡng dẫn đến thiếu hụt nhân lực tham gia kiểm tra đánh giá và giám sát chất lượng thực hiện.

Tiếp theo là việc xây dựng thể chế ở các cơ quan có thẩm quyền còn xa rời thực tế, đổi mới bộ máy nhà nước và hoạt động của bộ máy đó không đồng bộ. Đồng thời, trình độ kỹ thuật công nghệ và năng suất lao động thấp, nhiều công việc chưa được cơ giới hóa, tự động hóa.

Cần 15 tỉ USD cho công tác bảo trì đường bộ từ 2020 – 2030

Theo thông tin ông Điệp cung cấp, vốn dành cho công tác sửa chữa các công trình đường bộ khoảng 6.500 -7.200 tỉ đồng/năm. Trong đó sửa chữa định kỳ theo kế hoạch khoảng 5.500 tỉ/năm, còn lại là sửa chữa đột xuất phát sinh trong năm (sửa chữa khắc phục bão lũ thiên tai, xử lý điểm đen, sửa chữa đột xuất khác.

Ông Điệp cho rằng việc bảo trì mặt đường hệ thống quốc lộ hiện nay cũng có những khó khăn như nhiều thủ tục phiền phức và không cần thiết. Việc giao vốn theo luật pháp hiện nay rất chậm trễ, nhưng chính luật pháp lại quy định công tác sửa chữa từ lúc giao vốn đến khi hoàn thành quyết toán dự án sửa chữa chỉ trong 1 năm tài chính (trong khi thời gian lựa chọn nhà thầu đã mất 2 tháng, thời gian khảo sát thiết kế mất vài tháng).

“Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ bắt buộc chủ đầu tư và thiết kế phải quy định tuổi thọ thiết kế công trình, nhưng điều này ở Việt Nam chưa được nghiên cứu và chưa được thực hiện. Do đó không có cơ sở cho việc xác định thời điểm được tiến hành sửa chữa định kỳ”, ông Điệp nêu.

Để khắc phục tình trạng này, đại diện Tổng cục Đường bộ cho biết đang xây dựng đề án nâng cao hiệu quả công tác bảo trì quốc lộ giai đoạn 2020 – 2030 để trình chính phủ. Qua đó, đã xác định tổng nguồn vốn cần cho công tác bảo trì từ 2020 – 2030 là 354.845 tỉ đồng, tương đương 15,3 tỉ USD), bình quân 32.258 tỉ đồng/năm.

Ông Lê Hồng Điệp cũng lưu ý hiện nay đề án chưa được duyệt, do đó trong quá trình thẩm định tư vấn có thể xây dựng thêm các kịch bản khác. Đề án này ông Điệp cho rằng sẽ là cơ sở quan trọng để bố trí vốn khắc phục các tồn tại của hệ thống quốc lộ, đồng thời là điều kiện để hiện đại hóa công tác bảo trì quốc lộ.

Trong thời gian đề án chưa được duyệt, Bộ GTVT đang chỉ đạo Tổng cục ĐBVN xây dựng kế hoạch bảo trì hàng năm với mức tăng chi phí từ 10 – 20%/ năm (= 1,5 đến 3 lần GDP).

Giải pháp tiếp theo là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh khoa học công nghệ, triển khai thu thập cơ sở dữ liệu mặt đường và tài sản đường bộ phục vụ cho lập kế hoạch bảo trì…

Nhiều công nghệ sửa chữa mặt đường từ Nhật Bản

Đến với hội thảo, phía Nhật Bản cho biết đang có nghiên cứu chung giữa Trường ĐH Giao thông vận tải và Tập đoàn Taisei Rotec của Nhật Bản. Trong nghiên cứu này, họ cho biết thiết bị STAMPER II (công nghệ đo độ ghồ ghề tuyến đường) đã được áp dụng ở một số tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường trong thành phố…Thiết bị này có gắn cảm biến đo độ ghồ ghề mặt đường, chụp ảnh lại và định vị GPS từng vị trí.

Kết quả khảo sát thử cho thấy, đường tỉnh và đường thành phố xấu hơn so với đường quốc lộ và đường vành đai, các vết nứt và khe co giãn tệ hơn sau 1 năm.

Cùng với đó, phía Nhật Bản cũng giới thiệu nhiều công nghệ sửa chữa và phục hồi mặt đường ở quốc gia này đến Việt Nam; nêu giải pháp xử lý các vết nứt, lún, hư hại mặt đường, lớp móng...

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng cục Đường bộ muốn có 354 nghìn tỉ để bảo trì quốc lộ