“Có thể chúng tôi đã làm văn bản gửi bộ sai thẩm quyền, không báo cáo với Tổng công ty Đường sắt VN, nội dung văn bản không toát lên được vấn đề, đã khiến nhiều người không hiểu lại cho rằng chúng tôi đi mua đồ cũ nát về sử dụng làm phát sinh dư luận”.

Tổng giám đốc đường sắt sắp bị cách chức trần tình việc mua tàu cũ

Một Thế Giới | 04/02/2016, 17:08

“Có thể chúng tôi đã làm văn bản gửi bộ sai thẩm quyền, không báo cáo với Tổng công ty Đường sắt VN, nội dung văn bản không toát lên được vấn đề, đã khiến nhiều người không hiểu lại cho rằng chúng tôi đi mua đồ cũ nát về sử dụng làm phát sinh dư luận”.

Ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết như trên sau khi bị Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Tổng công ty Đường sắt VN cách chức.

Ông Hiệp nói rằng khi bị yêu cầu cách chức, bản thân ông "rất sốc, rất khổ sở và xin rút kinh nghiệm sâu sắc qua sự việc này".

Ông Hiệp trần tình: Việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường sắt qua lại giữa Lào Cai (Việt Nam) - Côn Minh (Trung Quốc) trong năm 2015 là khoảng 315.000 tấn. Tuy nhiên, chủ yếu là tàu của Trung Quốc chạy từ Côn Minh sang Lào Cai và họ (Trung Quốc) không cho tàu của Việt Nam đóng vận chuyển sang bên họ vì cho rằng tàu của VN chạy sang không đảm bảo an toàn.

Tại Hội nghị liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc (do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ trì, tổ chức tại Trung Quốc), phía Trung Quốc có ý định nhượng lại một số toa xe cho đường sắt VN với giá rẻ sau khi Trung Quốc có chủ trương bỏ tuyến đường sắt khổ 1m để thay thế bằng tuyến đường sắt khổ 1.435mm.

Xét thấy mức giá phía Trung Quốc đưa ra rẻ (200 triệu/toa xe trong khi đóng mới ở Việt Nam là 1 tỉ đồng), trong khi mỗi ngày Việt Nam phải thuê lại toa xe của Trung Quốc với mức giá khoảng 400.000 đồng toa xe để vận chuyển hàng hóa qua lại rất tốn kém, nên công ty đã cùng với Công ty Ratraco (một công ty con thuộc Tổng công ty Đường sắt VN) có nguyện vọng đặt vấn đề với Tổng công ty để mua lại.

Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Vũ Tá Tùng cũng đã có văn bản yêu cầu 2 công ty nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc quy định nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, chủ động làm việc với các cơ quan chức năng về nhu cầu nhập khẩu toa xe đã qua sử dụng để được hướng dẫn cụ thể.

Và khi tìm hiểu thấy “vướng” về quy định nhập máy móc từ nước ngoài đã qua sử dụng trước 15 năm nên Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội có văn bản gửi Bộ GTVT và Bộ Khoa học - Công nghệ.

“Tổng công ty đã có văn bản gửi Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội chủ động làm việc với các cơ quan chức năng về nhu cầu xuất nhập khẩu toa xe đã qua sử dụng để được hướng dẫn cụ thể, và khi tìm hiểu thấy vướng nên chúng tôi đã hỏi Bộ GTVT và Bộ Khoa học - Công nghệ.

Tuy nhiên, khi làm văn bản có thể chúng tôi đã sai thẩm quyền, không báo cáo với Tổng công ty Đường sắt VN và nội dung văn bản không toát lên được vấn đề đã khiến nhiều người không hiểu cho rằng chúng tôi đi mua đồ cũ nát về sử dụng.

Văn bản tôi gửi Bộ cũng chỉ để hỏi ý kiến để được hướng dẫn chứ không phải đề xuất bộ cho mua tàu luôn”, ông Hiệp thừa nhận.

Ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN cho biết đã yêu cầu Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân làm rõ gửi lên để Hội đồng thành viên Tổng công ty để xem xét và sẽ đưa ra quyết định trong ngày hôm nay 4.2.

“Việc có cách chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội hay không thì chiều nay mới biết được. Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng thành viên là quan trọng, nhưng phải họp lấy ý kiến tập thể thì mới đưa ra quyết định được”, ông Thành cho biết.

Theo Vũ Điệp/VNN

Bài liên quan
Dự án đường sắt cao tốc: Mong doanh nghiệp Việt 'bắt tay' thay vì triệt tiêu nhau
Đại tá Phan Phú, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) mong rằng trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC), các doanh nghiệp trong nước nên bắt tay thay vì triệt tiêu nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng giám đốc đường sắt sắp bị cách chức trần tình việc mua tàu cũ