Đó là khẳng định của ông Mai Đức Chính - Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tại “Hội nghị đối thoại thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam năm 2017” hôm 16.6.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Quỹ bảo hiểm xã hội không thể nào vỡ

Hồ Quang | 17/06/2017, 06:07

Đó là khẳng định của ông Mai Đức Chính - Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tại “Hội nghị đối thoại thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam năm 2017” hôm 16.6.

Theo ông Chính, quỹ bảo hiểm xã hội được nhà nước bảo hộvà trong bất cứ tình huống nào quỹ cũng an toàn. Đến năm 2034 có thể quỹ không cân đối, nhưng quỹ được bảo hộ nên người lao động và doanh nghiệp có thể yên tâm vềđiều này.

Ông Chính cũng cho biết, hiện nay Nhà nước đang thực hiện điều chỉnh các chính sách để giảm dần sự mất cân đối này.

Để minh chứng cho khẳng định quỹ bảo hiểm xã hội sẽ không thể nào bị vỡ như lo ngại của ngành y tế và người lao động, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước bảo hộ và Nhà nước có trách nhiệm để đảm bảo an sinh xã hội.

“Hiện nay quỹ bảo hiểm xã hội đang kết dư khoảng 500.000 tỉđồngvà Nhà nước đang điều chỉnh các chính sách đóng, hưởng phù hợp nên sẽ không có chuyện vỡ quỹ. Hiện quỹ đang đầu tư với lãi suất cao hơn ngân hàng (năm 2016 lãi suất quỹ bảo hiểm xã hội bình quân là 7,8%). Sắp tới chúng tôi kiến nghị chọn một số công trình trọng điểm quốc gia có lợi nhuận cao để đầu tư quỹ hiệu quả cao hơn”, ông Lợi cho hay.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến cuối năm 2016, số doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 7,7% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước tham gia bảo hiểm xã hội nhưng số tiền thu chiếm đến 47,2%, với số lao động tham gia bảo hiểm xã hội chiếm đến 42,9%.

Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Liệu - Phó tổng giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện số tiền mà các doanh nghiệp FDI nợ bảo hiểm xã hội cũng khá lớn. Tính đến hết năm 2016, tổng số nợ bảo hiểm xã hội của khối doanh nghiệp FDI lên đến 1.241 tỉđồng (chiếm 3,9% tổng số phải thu của các doanh nghiệp cùng khối FDI).

“Những hạn chế này đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội”, ông Liệu nói.

Ông Liệu cũng cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang cùng vời Bộ Lao động Thương binh & Xã hội lấy ý kiến về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại các doanh nghiệp FDI để xây dựng Nghị định hướng dẫn thực hiện.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Quỹ bảo hiểm xã hội không thể nào vỡ