Ngày 13.11 đã diễn ra cuộc gặp bên lề giữa hai Tổng thống Donald Trump của Mỹ và Tổng thống Rodrigo Duterte, người được gọi là "Trump phiên bản Philippines".

Tổng thống Trump có kéo được Philippines về lại tầm ảnh hưởng?

Trần Trí | 13/11/2017, 17:18

Ngày 13.11 đã diễn ra cuộc gặp bên lề giữa hai Tổng thống Donald Trump của Mỹ và Tổng thống Rodrigo Duterte, người được gọi là "Trump phiên bản Philippines".

Lãnh đạo Philippines, nước chủ nhà hội nghị cấp cao ASEAN-31, Tổng thống Rodrigo Duterte giống Tổng thống Donald Trump của Mỹ về những tuyên bố cứng rắn, những hành xử không ai lường trước được, nên ông có biệt danh “Donald Trump của Philippines”.

"Có đề cập vấn đề tiêu diệt bọn sử dụng ma túy"

Cuộc gặp này được chờ đợi, vì các tổ chức nhân quyền thúc ép ông Trump chỉ trích Tổng thống Duterte về cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông đã làm chết 3.900 người. Chính phủ Philippines bào chữa cảnh sát phải hành động tự vệ, nhưng giới chỉ trích nói đã có những vụ xử tử không xét xử.

Theo Reuters dẫn lời các nhà báo được phép vào phòng họp của hai vị lãnh đạo, ông Duterte bắt đầu câu chuyện bằng lời khẳng định “Chúng tôi là đồng minh của ngài. Chúng tôi là một đồng minh quan trọng".

Ông Trump đáp lại: “Chúng ta có mối quan hệ tuyệt vời, rất thành công và Hội nghị Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được Tổng thống Philippines tổ chức tốt đẹp”.

Khi một nhà báo hỏi ông Trumprằng ông có nêu vấn đề nhân quyền hay không, Tổng thống Philippines đáp: “Này, này, đây không phải tuyên bố báo chí. Đây là cuộc gặp song phương”.

Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nói chủ đề này có được đề cập ngắn: “Cuộc nói chuyện đề cập chuyện chống bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, buôn lậu ma túy và thương mại. Vấn đề nhân quyền có được đề cập, trong bối cảnh Philippines chống buôn lậu ma túy”.

Tuần trước, ông Duterte có nói sẽ bảo ông Trump “dẹp đi”, nếu ông Trump nêu ra những cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Hồi tháng 5, ông Trump đã bị chỉ trích vì trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại, ông khen ông Duterte “làm quá tốt” cuộc chống bọn buôn lậu ma túy.

Ông Duterte từng trúng cử tổng thống Philippines với lời hứa giết chết kẻ sử dụng ma túy, “cá trong vịnh Manila sẽ mập béo vì ăn thịt chúng”.

Hát theo lệnh của Tổng tư lệnh quân đội Mỹ

Hai vị Tổng thống Mỹ - Philippines đã gặp nhau hôm 11.11, khi các ông dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.

Tối 12.11, ông Duterte hát một bài hát ăn khách ở Philippinestại tiệc chiêu đãi các lãnh đạo ở Manila, và nói ông hát “theo lệnh” của tổng tư lệnh quân đội Mỹ.

Bộ trưởng Thông tin Martin Andanar của Tổng thống Duterte nói với các nhà báo: hai vị lãnh đạo vui vẻ, sau mối quan hệ căng thẳng giữa ông Duterte với cựu Tổng thống Barack Obama.

Mỹ - Philippines có quan hệ đồng minh chiến lược từ sau Thế chiến 2. Nhưng quan hệ này lạnh lẽo từ nhiệm kỳ của Tổng thống Obana. Năm ngoái, ông Duterte đã dọa “cách ly” khỏi Mỹ, dọa đuổi quân Mỹ trú đóng và cáo buộc CIA toan ám sát ông.

Ông Duterte cũng đã tỏ ra muốn lập quan hệ hữu hảo hơn với Nga và Trung Quốc, trông cậy 2 cường quốc này là đối tác cung cấp vũ khí mới cho Philippines, trong khi quân đội của ông kết thúc những cuộc tập trận chung hải quân với Mỹ hồi năm 2016.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Philippines, còn dự tính bơm thêm 9 tỉUSD nữa trong những năm tới, ngược lại Philippines thời Tổng thống Duterte đã dịu giọng về chuyện tranh chấp Biển Đông với Bắc Kinh.

Người phát ngôn Harry Roque của Tổng thống Duterte giải thích chính sách của ông là lập quan hệ thân cận hơn với các nước ở châu Á, nhất là với Trung Quốc.

Theo ông Richard Javad Heydarian, giáo sư trợ giảng khoa chính trị đại học De La Salle (ở Manila), ông Duterte hy vọng chiến lược này sẽ kéo được hàng tỉ USD do Trung Quốc đầu tư, dù nguồn tiền chậm đến.

Nhưng ông Heydarian cũng nói việc Philippines đã trải thảm đỏ đón ông Trump, là cơ hội để ông có thể chiếm lại thiện cảm của đồng minh.

Trong khi đó, để thu phục thêm thiện cảm, ông Duterte sẽ nỗ lực thể hiện làm nhà môi giới quyền lực, giúp có cuộc đàm phán giữa Mỹ - CHDCND Triều Tiên.

Ông Heydarian - tác giả cuốn sách Sự trỗi dậy của Duterte - nói: “ASEAN là một trong những cây cầu cuối cùng mà Triều Tiên có để đến với cộng đồng quốc tế”.

Vụ làm môi giới hòa giải có vẻ khó. Ông Trump đãkhông giấu mục tiêu “xử” Bình Nhưỡng trong chuyến công du châu Á của ông, dọa cắt quan hệ thương mại với nước nào làm ăn với Triều Tiên.

Philippines cũng đã cắt quan hệ thương mại hàng năm trị giá 53 triệu USD với Triều Tiên. Các chuyên gia nói ông Duterte sẽ không muốn làm hỏng quan hệ thương mại trị giá 8 tỉ USD với Mỹ, và vẫn còn cơ hội để Mỹ tái lập tầm ảnh hưởng.

Dù vậy, hôm 12.11, ông Trump viết Twitter: ông đang “tích cực làm bạn với ông ấy”, ý nói lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Trump viết: “Tại sao Kim Jong-un gọi tôi là lão già, trong khi tôi chưa bao giờ gọi cậu ta là “thằng mập lùn”? Tôi đã rất cố gắng làm bạn với cậu ta, và ngày nào đó, chuyện này sẽ xảy ra !”

Vĩnh Thụy (theo Reuters, New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
4 phút trước Giáo dục
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Trump có kéo được Philippines về lại tầm ảnh hưởng?