TP.HCM quy định, các công ty và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn tại TP.HCM không được góp vốn vào đầu tư bất động sản, ngân hàng cũng như lĩnh vực chứng khoán.

TP.HCM “cấm” doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào bất động sản

Một Thế Giới | 12/05/2015, 16:25

TP.HCM quy định, các công ty và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn tại TP.HCM không được góp vốn vào đầu tư bất động sản, ngân hàng cũng như lĩnh vực chứng khoán.

Cụ thể, UBND TP vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19.3.2010, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11.7.2013 của Chính phủ và Thông tư 220/2013/TT-BTC ngày 31.12.2013 của Bộ Tài chính về tăng, giảm vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
Theo đó, các tổng công ty, công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc UBND thành phố không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này không được góp vốn hay mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán. Đối với các trường hợp đặc biệt sẽ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, về việc đầu tư tài chính, UBND thành phố quy định, các trường hợp góp vốn đầu tư mới vào doanh nghiệp khác, Hội đồng thành viên các doanh nghiệp quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp sau khi đã được UBND thành phố phê duyệt chủ trương.
Còn trường hợp doanh nghiệp khác tăng vốn điều lệ mà doanh nghiệp nhà nước không có nhu cầu đầu tư bổ sung vốn thì doanh nghiệp phải xem xét, quyết định chuyển nhượng quyền mua, quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp chỉ đạo người đại diện theo ủy quyền phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác xây dựng phương án thoái vốn tại các doanh nghiệp khác theo đúng chỉ đạo của UBND thành phố đối với trường hợp thoái vốn, bán bớt vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác.
Như vậy, quy định này phù hợp với thực trạng hiện nay trên thị trường khi nhiều doanh nghiệp đua nhau đầu tư bất động sản, mặc dù không phải là lĩnh vực kinh doanh của mình đã dẫn đến tình trạng nhiều dự án dở dang hay dư nợ trong bất động sản khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng. Mặt khác, quy định này còn giúp các doanh nghiệp hay các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước không bị đầu tư dàn trải để chú trọng tập trung vào nhiệm vụ chính.
Trước đó, đầu tháng 1.2015, Chính phủ cũng ban hành Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), không được góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc đầu tư các dự án bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng...
Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, PVN có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái hết số vốn đã đầu tư theo quy định.
Phan Diệu

Bài liên quan
Năm 2025: Khởi đầu chu kỳ mới của thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2025 được dự báo sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, đầy hứa hẹn và bền vững hơn nhờ những trợ lực vững chắc từ việc hoàn thiện khung pháp lý, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và các yếu tố tăng trưởng mạnh mẽ về nền kinh tế vĩ mô.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
EU từ bỏ mục tiêu giảm thuốc trừ sâu, nông sản Việt 'dễ thở'
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Liên minh châu Âu (EU) chính thức từ bỏ kế hoạch gây tranh cãi về việc cắt giảm thuốc trừ sâu, theo xác nhận từ Ủy viên Nông nghiệp Christophe Hansen.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM “cấm” doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào bất động sản