Ngày 22.2, đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH TP.HCM đã làm việc tại một số đơn vị về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trên địa bàn giai đoạn 2016-2021.

TP.HCM: Cần đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường của pin năng lượng mặt trời

Tú Viên (tổng hợp) | 22/02/2023, 21:20

Ngày 22.2, đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH TP.HCM đã làm việc tại một số đơn vị về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trên địa bàn giai đoạn 2016-2021.

Tại buổi giám sát, các đại biểu (ĐB) đặt nhiều vấn đề liên quan nguồn cung ứng xăng dầu, kế hoạch điều chỉnh giá xăng dầu, phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo trên địa bàn TP.HCM.

Cùng với đó, ĐB quan tâm đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và các cơ chế, chính sách để phát triển năng lượng, cũng như cần đánh giá thiệt hại việc dừng mua đấu nối điện mặt trời của người dân.

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM Bùi Hải Thành cho biết, điện mặt trời (ĐMT) mái nhà là nguồn điện sạch, được tiêu thụ tại chỗ, giảm tổn thất của quá trình truyền tải, tận dụng hạ tầng lưới điện hiện có của ngành điện. Tuy nhiên, ĐMT chỉ có thời gian phát vào ban ngày nên vẫn cần có nguồn cung cấp cho các phụ tải hoạt động trong thời gian không có mặt trời. Vì vậy, việc đầu tư hạ tầng cung cấp điện cho các phụ tải vẫn phải thực hiện như bình thường. Do đó, sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của ngành điện đối với các phụ tải.

tttt.jpeg
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM Hà Phước Thắng - Ảnh: SGGP

Theo ông Thành, sau thời gian thí điểm triển khai cho thấy việc tập trung nguồn ĐMT mái nhà với quy mô công suất lớn sẽ gây áp lực lớn cho ngành điện về việc tiếp nhận các hệ thống ĐMT mái nhà và không phù hợp với mật độ phụ tải tại các khu vực nông thôn, nơi ít có tiềm năng chính để phát triển nguồn ĐMT mái nhà.

Do đó, để khuyến khích các thành phần kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia đầu tư ĐMT mái nhà sẽ ưu tiên hơn cho những hệ thống có quy mô công suất lắp đặt dưới 100 kWp là phù hợp với mật độ phụ tải tại khu vực nông thôn để sử dụng và phần dư bán lại cho ngành điện.

Do lĩnh vực ĐMT quá mới tại Việt Nam, chính sách lại ra đời trong lúc nhu cầu điện đang căng thẳng khiến hệ thống văn bản, các quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành chưa theo kịp, đặc biệt là các văn bản về quy trình, kỹ thuật, an toàn, bảo vệ môi trường, kinh doanh...

Để tránh lãng phí nguồn lực xã hội đối với lượng điện sản sinh từ hệ thống năng lượng mặt trời áp mái, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Điện Xanh Đỗ Minh Việt kiến nghị EVN có thể ủy quyền cho các EVN địa phương đàm phán, huy động để mua lại lượng điện theo giá FIT mới, miễn phù hợp và không gây ảnh hưởng về an toàn lưới điện, góp phần giảm thiểu lãng phí.

Đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại các địa phương, ông Việt kiến nghị cần có giải pháp tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp có lộ trình cắt giảm tiêu thụ không chỉ đối với năng lượng mặt trời áp mái mà còn năng lượng sản sinh từ khí gas (BIOGAS), năng lượng sinh khối (BIOMASS) cùng các giải pháp tiết kiệm năng lượng khác.

Tại buổi giám sát, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống các công trình giao thông đô thị nhằm đảm bảo việc vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả, nâng cao hiệu quả tiết giảm năng lượng. Bên cạnh đó, đầu tư hệ thống chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị; xây dựng Trung tâm Quản lý và Điều hành hệ thống chiếu sáng đô thị ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến trong quản lý, hình thành hệ thống chiếu sáng đô thị thông minh.

Các ĐBQH cho rằng cần đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường giữa pin năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, cần đánh giá thiệt hại việc dừng mua đấu nối điện mặt trời của người dân.

Đối với vấn đề sử dụng pin năng lượng mặt trời, đại biểu Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, các sở ngành liên quan cần quan tâm xử lý và tái chế pin năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, cần quy định các phương tiện công cộng sử dụng năng lượng sạch, góp phần giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.HCM.

Kết luận buổi giám sát, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM Hà Phước Thắng đề nghị các đơn vị tiếp tục đầu tư các nguồn lực để tập trung thực hiện kế hoạch phát triển năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP.HCM. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các sở, ban, ngành, địa phương để kiến nghị các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển năng lượng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Cần đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường của pin năng lượng mặt trời