Ngày 6.8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID -19 và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch, đồng thời lắng nghe những khó khăn, vướng mắc về thực hiện mô hình “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp (DN) sản xuất lương thực, thực phẩm chủ lực của TP.HCM.

TP.HCM cần khẩn trương tiêm vắc xin cho người lao động tại doanh nghiệp sản xuất quan trọng

T.V | 06/08/2021, 18:09

Ngày 6.8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID -19 và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch, đồng thời lắng nghe những khó khăn, vướng mắc về thực hiện mô hình “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp (DN) sản xuất lương thực, thực phẩm chủ lực của TP.HCM.

Cần giữ vững trận địa cho sản xuất

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng với các DN sản xuất, cung ứng các trang thiết bị y tế, đội ngũ các DN sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm, vận chuyển hàng hoá phải được đưa vào danh sách ưu tiên đặc biệt nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hoá thông suốt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân TP.HCM.

TP.HCM đang là chiến trường khốc liệt trong cuộc chiến chống COVID -19. Trong bối cảnh thực hiện giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn tạo áp lực rất lớn đối với các DN trong việc tổ chức sản xuất, đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho thị trường. Không chỉ các DN như Vissan, Vifon, Phó Thủ tướng đã nhận được rất nhiều phản ánh của các DN chế biến lương thực, thực phẩm về việc phải giảm công suất hoạt động trong khi nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao.

Để giữ vững trận địa cho sản xuất, Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM khẩn trương tiêm vắc xin cho người lao động tại những DN sản xuất quan trọng. Để làm nhanh, ngành y tế TP có thể linh hoạt, giao trực tiếp số lượng vắc xin cho từng DN. Ví dụ, nếu Vissan còn 700 công nhân chưa được tiêm thì ngành y tế cần mạnh dạn giao cho DN đủ số lượng, đề nghị họ quản lý và chịu trách nhiệm truớc cơ quan chức năng khi sử dụng vaccine vào đúng mục đích, đúng đối tượng.

Các DN cần chủ động ký hợp đồng với cơ sở y tế để thực hiện theo dõi, giám sát y tế hằng ngày đối với người lao động, phát hiện, hỗ trợ kịp thời trong trường hợp cần thiết tại nhà máy cũng như nơi ở. Bất kỳ ai có triệu chứng gì, phải có bác sĩ thăm nom, xét nghiệm ngay.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, đại diện Sở Y tế TP cho biết, sẽ tạo điều kiện để các DN phối hợp với cơ sở y tế địa phương hoặc y tế tư nhân tổ chức tiêm ngay tại DN, bảo đảm quy trình an toàn, minh bạch, đồng thời đề nghị lãnh đạo UBND TP cân nhắc việc để DN có trách nhiệm phối hợp với y tế địa phương hoặc y tế tư nhân theo dõi sức khỏe người lao động 14 ngày còn lại sau khi cách ly tập trung.

Liên quan đến bất cập trong việc giao hàng liên quận, giao hàng tại các “vùng đỏ”; bất cập về kho để hàng tại một số quận có diện tích hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu người dân của Công ty TNHH Tikinow Smart Logistics, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý, DN thiết lập thêm các kho chứa hàng lưu động tại các quận, huyện và TP Thủ Đức. Đồng thời, DN nên huy động lực lượng tình nguyện, đoàn thanh niên nhận hàng từ địa điểm chốt tại vùng phong tỏa, hỗ trợ đưa cho người nhận hàng.

Chủ động để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất

Để làm rõ những kiến nghị của DN, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho hay, ngày 3.8 vừa qua, UBND TP.HCM đã tổ chức buổi làm việc để lắng nghe và giải quyết cụ thể từng vấn đề cho các DN trong Hội Lương thực, thực phẩm.

Những vấn đề còn tồn đọng như tiêm vắc xin, cho phép người lao động sau khi hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung được quay trở lại làm việc ngay, khó khăn về thời gian làm việc trùng với khung thời gian hạn chế người dân ra đường (từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau), theo bà Phan Thị Thắng, TP sẽ sớm triển khai các giải pháp linh hoạt để đảm bảo an toàn cho người lao động, chủ động để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, bảo đảm mục tiêu cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Phát biểu kết luận, chỉ đạo buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “TP.HCM phải phòng, chống dịch trong thời gian dài nên có một số giải pháp chỉ phù hợp trong thời gian ngắn, còn về lâu dài, không thể áp dụng các giải pháp giống nhau cho cả TP; ngay trong lực lượng chống dịch, cũng như các ngành sản xuất cũng có mức độ quan trọng rất khác nhau. Do vậy, TP.HCM cần chủ động, linh hoạt hơn nữa trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả".

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý: "Vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu tại thời điểm này là chúng ta phải duy trì được sản xuất và phân phối những mặt hàng thiết yếu nhất để phòng chống dịch như trang thiết bị, vật tư y tế, lương thực, thực phẩm và vận chuyển hàng hoá. Để làm được, TP.HCM cần xem các DN này là đối tượng ưu tiên đặc biệt vì họ đang lo miếng ăn cho người dân, không phải DN bình thường, từ đó xây dựng các tiêu chí ứng xử đặc thù, chăm chút tốt hơn cho DN để họ vững tâm sản xuất, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sản xuất bị tê liệt”.

Bài liên quan
Phó thủ tướng yêu cầu rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM cần khẩn trương tiêm vắc xin cho người lao động tại doanh nghiệp sản xuất quan trọng