Qua ba trận mưa lớn vượt tần suất thiết kế cống thoát nước, 22 đường lớn ở các quận huyện bị ngập - giảm 104 tuyến so với 10 năm trước.

TP.HCM cho biết thành phố chỉ có 22 đường lớn bị ngập

09/06/2020, 17:11

Qua ba trận mưa lớn vượt tần suất thiết kế cống thoát nước, 22 đường lớn ở các quận huyện bị ngập - giảm 104 tuyến so với 10 năm trước.

"Điều này cho thấy những nỗ lực chống ngập của TP.HCM mang lại kết quả tích cực", ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng)đánh giá nói về công tác chống ngập, ngày 9.6.

Ông Điệp cho biết, theo Quyết định 752 của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020, hệ thống cống ở nội đô được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 76-99 mm kéo dài trong 3 giờ. Nhưng từ đầu mùa mưa (giữa tháng 5) đến nay, thành phố có 3 trận lớn kéo dài trong hai giờ: ngày 27.5 (112 mm); 3.6 (77 mm); 4.6 (70,6 mm) - vượt tần suất thiết kế nên gây ngập từ 0,1 đến 0,3 m trên 22 tuyến đường chính.

Bao gồm: quốc lộ 50, Nguyễn Văn Khối, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Hồ Ngọc Lãm, song hành quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, Phan Huy Ích, Ung Văn Khiêm, Quốc Hương, Phạm Văn Chiêu, Bình Lợi, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Tô Ngọc Vân, Kha Vạn Cân, Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Nguyễn Văn Quá.

"Mưa lớn trong thời gian ngắn, nước không thoát kịp. Tuy nhiên, các con đường chỉ bị ngập 10-40 phút tính từ khi mưa tạnh, sau đó nước rút hết", ông Điệp nói và cho biết kết quả này được ghi nhận thực tế và qua hệ thống camera theo dõi nên có độ tin cậy cao.

Đây được xem là cơ sở cho thấy việc chống ngập của TP.HCM có hiệu quả, đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố. Bởi hồi năm 2008, với lượng mưa 112 mm có đến 126 tuyến đường ngập nặng và phải mất 4-5 tiếng nước mới rút hết.

Theo Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố, có được kết quả này do TP.HCM đầu tư và hoàn thành nhiều dự án chống ngập. Trong đó, kinh phí đầu tư ở giai đoạn 2016-2020 là 7.047 tỷ đồng; các dự án chống ngập theo hình thức hợp tác công tư (PPP) gần 10.000 tỷ đồng; dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn hai khoảng 9.400 tỷ đồng. Tổng cộng nguồn vốn chống ngập giai đoạn này là gần 26.000 tỷ.

theo VNE

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM cho biết thành phố chỉ có 22 đường lớn bị ngập