Chiều 26.7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã có buổi gặp gỡ nhanh với báo chí để trao đổi về chuyên đề tiêm vắc xin đợt 5 trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM dành nguồn lực lớn tiêm vắc xin

T.V | 26/07/2021, 20:22

Chiều 26.7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã có buổi gặp gỡ nhanh với báo chí để trao đổi về chuyên đề tiêm vắc xin đợt 5 trên địa bàn TP.HCM.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, hiện nay TP.HCM có 3 loại vắc xin được cấp là: AstraZeneca, Moderna, Pfizer. 3 loại vắc xin này đang được Thành phố triển khai tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Mỗi đợt vắc xin về theo từng lô, chứ không phải về một lần.

Tính từ ngày 22.7 đến nay, TP.HCM đã tiêm hơn 170.177 liều, vượt tiến độ so với yêu cầu và đảm bảo an toàn tuyệt đối. TP.HCM đã ghi nhận 189 trường hợp phản ứng sau tiêm nhưng chưa có trường hợp nào trở nặng, các trường hợp đều được các y bác sĩ xử lý ổn.

anh-duc.jpeg

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức thông tin tại buổi họp báo-Ảnh: Internet

TP.HCM có 606 đội tham gia đợt tiêm, chưa kể các đội tiêm chuyên trách làm tại các bệnh viện. Điểm thuận lợi là bệnh viện quản lý người có bệnh nền và trực tiếp tiêm, xử lý ngay các tình huống phát sinh. Phần lớn những người có phản ứng là người được tiêm ở bệnh viện, vì người tiêm bệnh viện là 2 nhóm chính – người trên 65 tuổi và người có bệnh nền. Vì thế, số lượng có phản ứng sau tiêm ghi nhận tại bệnh viện nhiều hơn, chiếm khoảng 70% số lượng người có phản ứng.

Bắt đầu từ ngày mai 27.7, TP.HCM tăng dần lên và kỳ vọng khi đạt đủ công suất, sẽ đạt 100.000 mũi tiêm/ngày. “So với đợt 4, TP.HCM hoàn toàn có thể tiêm tốc độ nhanh hơn, nhưng trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu giảm ùn ứ, tránh vi phạm quy định về giãn cách là việc quan trọng phải làm. Điều đó khiến đội tiêm và các bộ phận tiêm cần tổ chức kỹ lưỡng hơn. Vì thế, TP.HCM chỉ đặt mục tiêu hơn 600 đội, sẽ đạt mục tiêu 100.000 người/ngày”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức thông tin.

Ông Dương Anh Đức lưu ý, có thể có một số người dù khám kỹ nhưng vẫn không đủ điều kiện để tiêm, chiếm khoảng 10%. Như vậy, có thể ước lượng 90.000 người/ngày thì trong vòng 10 ngày liên tiếp có thể tiêm được 930.000 liều. Trên thực tế, số lượng người thực sự gọi đến để tiêm nhiều hơn số tiêm nhưng có một số công nhân do công ty tạm ngừng sản xuất nên đã về quê, một số người trên 65 tuổi, vì nhiều lý do nên không đến địa điểm tiêm.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đánh giá, các địa phương, đội ngũ y tế, đội ngũ phục vụ đều nỗ lực để các buổi tiêm tổ chức trật tự, đảm bảo. Hiện TP.HCM đang căng mình chống dịch – ngoài tiêm vắc xin, còn đảm bảo việc duy trì lấy mẫu xét nghiệm tầm soát, điều trị cho các ca F0, thu dung F0 không có triệu chứng… Điều đó cho thấy, TP.HCM đang dành nguồn lực lớn tiêm vắc xin.

Theo ông Đức, trong cuối tháng 7 và đầu tháng 8, sẽ có thêm một số lượng đáng kể vắc xin về TP.HCM. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng lưu ý, vắc xin không có tác dụng ngay, ít nhất sau 45 ngày mới tác dụng. Nhưng nếu không tiêm sớm thì sau 45 ngày sẽ phức tạp. Do đó, TP.HCM đẩy mạnh thời gian để các liều vắc xin đến nhanh nhất với người dân.

Khi vận chuyển đến kho của Bộ Y tế đặt tại Viện Pasteur, vắc xin Pfizer hay Moderna muốn đưa vào sử dụng thì phải qua một số công đoạn rất công phu. Chẳng hạn, như vắc xin Pfizer phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 - 80 độ C, nhưng khi tiêm thì cần để ở chế độ mát, tức là cần khoảng 2 tiếng “rã đông” - làm nguội dần độ lạnh của vắc xin. Vắc xin sau khi được “rã đông” nếu không chích thì phải bỏ, để đảm bảo an toàn.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức thông tin, “Theo 3 quyết định của Bộ Y tế, số lượng vắc xin cho TPHCM là 612.600 liều AstraZeneca, 235.200 liều Moderna và 54.990 liều Pfize. Tổng 3 loại là hơn 902.790 liều. Trong đó, số lượng liều đã chuyển về Viện Pasteur thì AstraZeneca và Moderna đã đến đủ theo số cấp, riêng Pfize mới có 25.740 liều. Và số lượng vắc xin Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã nhận về là 610.000 liều cho AstraZeneca, 108.000 liều Moderna và 25.740 liều Pfizer”.

“Hiện nay số lượng vắc xin đã cấp cho quận, huyện tổng 3 loại là 432.718 liều để cho các đơn vị tổ chức tiêm. TP.HCM tiếp tục chuyển về cho các đơn vị dần dần vì vắc xin phải bảo quản theo các tiêu chuẩn y tế, chứ không thể chuyển một lần”, Ông Dương Anh Đức cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM dành nguồn lực lớn tiêm vắc xin