Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có công văn yêu cầu các ban ngành liên quan tổ chức trồng mới 19,1 ha rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ.

TP.HCM đẩy mạnh tiến độ che phủ rừng

Thảo Hương | 05/07/2016, 07:31

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có công văn yêu cầu các ban ngành liên quan tổ chức trồng mới 19,1 ha rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ.

Công văn trên được ban hành ngày 4.7, nội dung nêu rõ ngoài việc trồng mới, công văn của UBND TP.HCM cũng yêu cầucông tác khoanh vùng, bảo vệ và tái sinh các khu rừng nghèo, rừng bị tàn phá cũng cần được triển khai đạt hiệu quả. Đặc biệt, Thành phốchú trọng phục hồi rừng phòng hộ ven biển Cần Giờ tại các khu vực Hào Võ, tiểu khu 21 đã bị một số hộ dân phá làm ruộng muối, ruộng nuôi tôm thời gian qua. Việc trồng rừng nằmtrong kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng 2016-2020.

Với mục đích duy trì, tạo một lá chắn môi trường an toàn cho rừng phòng hộ Cần Giờ, UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở NN&PTNT, Sở TN&MT kết hợp với chính quyền huyện Cần Giờ tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đảm bảo tiến độ trồng mới, tái sinh những khu vực rừng được giao.

Trước đó,UBND TP.HCM giao UBND huyện Cần Giờ đôn đốc chủ đầu tư (Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ) đẩy nhanh tiến độ thực hiện trồng rừng ven biển; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng, khối lượng các công trình; chuẩn bị đủ các điều kiện để bảo vệ, phát triển rừng ven biển.

Trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 được UBND TP.HCM ban hành năm 2014, ngoài công tác quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có của TP.HCM (hơn 30.000 ha) và tiếp tục phát triển diện tích rừng nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của thành phốlên 16,47% vào năm 2020. Trong đó, huyệnCần Giờ là nơi sẽ gánh trọng trách phát triển rừng nhiều nhất.

Cần Giờ được biết như lá phổi xanh của người dân Sài Gòn. Nhờ rừng ở Cần Giờ mà không khí của TP.HCM được lọc trong sạch hơn trước áp lực khí xả thải từ các khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai cũng như khí thải từ các phương tiện giao thông của thành phố với hơn 10 triệu dân. Ngoài ra, hệ sinh thái của Cần Giờ là một trong những điểm mạnh giúp địa phương phát triển thế mạnh du lịch.

Cũng liên quan đến Cần Giờ,Phòng kinh tế UBND huyện nàycho biết đang xem xét đề xuất dự án nuôi hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) với diện tích 1,5ha tại xã Thạnh An (H.Cần Giờ, TP.HCM) của một doanh nghiệp.Theo đó, dự án sẽ thả 1 tấn giống hàu Thái Bình Dương nuôi trong vòng nửa năm vớisản lượng kỳ vọng khi thu hoạchước tính đạt 33 tấn.

Việc nuôi hàu theo công nghệ mớicó thể giúp cho bà con ở huyện Cần Giờ có thêm một phương thức sản xuất hiệu quả và có đời ăn kinh tế tốt hơn. Hiện diêm dân tại Cần Giờ đang gặp khó khăn trong việc sản xuất muối do giá muối bấp bênh và không cạnh tranh được trên thị trường. Chỉ khi giúp bà con nông dân có phương thức làm ăn tốt thì việc bảo vệ môi trường tự nhiên, trong đó có bảo vệ rừng mới phát huy hiệu quả.

Thảo Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đẩy mạnh tiến độ che phủ rừng