Chất lượng nước giếng khoan không đạt yêu cầu, nhưng nhiều nơi người dân vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước giếng tự khoan dù đã có nước máy (nước thủy cục).Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM đề nghị chính quyền các địa phương phải vận động người dân trám lấp, tuyệt đối không sử dụng nước giếng khoan.

TP.HCM: Đề nghị người dân trám lấp, xóa bỏ giếng tự khoan

Hồ Quang | 29/10/2018, 14:24

Chất lượng nước giếng khoan không đạt yêu cầu, nhưng nhiều nơi người dân vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước giếng tự khoan dù đã có nước máy (nước thủy cục).Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM đề nghị chính quyền các địa phương phải vận động người dân trám lấp, tuyệt đối không sử dụng nước giếng khoan.

Hiện naytrên địa bàn TP.HCM, nguồn nước máy trên mạng đã được đưa đến 24/24 quận - huyện, nước sạch đã đến 100%hộ dân. Ở những nơi xa thì nguồn nước sạch này được cấp cho người dân thông qua các bồn nước công cộng, các ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển. Tuy nhiên, xuất phát từthói quen của nhiều người dân, nhất là người dân ở những quận - huyện vùng ven vànguồn nước thủy cục mới được cung cấp, nên họvẫn tiếp tục sử dụng nước giếng tự khoan.

Theo chính quyền địa phương ở các quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè... thì rất nhiều hộ dân ở đây đang sử dụng song song 2 nguồn: nước máy và nước giếng tự khoan.

Tại địa bàn huyện Hóc Môn, vào cuối năm 2016, nguồn nước máy đã đến với 100% hộ dân ở địa phương này, nhưng đến nay nhiều hộ dân vẫn giữ nguyên nước giếng khoan để sử dụng. Nhiều hộ dân ở đây, vừa sử dụng nước máy vừa sử dụng nước giếng tự khoan, nhưng nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng tự khoan. Có gia đình gần cả 10 nhân khẩu, nhưng mỗi tháng sử dụng chỉ hơn 2m3 nước máy, còn phần lớn là sử dụng nước giếng tự khoan trong sinh hoạt, ăn uống.

Trong khi đó, theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nguồn nước giếng tại các địa phương trên đang trong tình trạng ô nhiễm khá cao. Qua khảo sát của của đơn vị này trong tháng 9.2018 vừa qua cho thấy lượng clo dư, độ pH, hàm lượng Mangan, hàm lượng Amoni, Coliform, E.coli... đều không đạt yêu cầu.

Đơn vị này đã lấy 22 mẫu nước giếng của các hộ dân đang sử dụng thì có đến 17 mẫu không đạt tiêu chí hóa lý và vi sinh, bao gồm14 mẫu không đạt hóa lý và 3 mẫu không đạttiêu chí vi sinh.

Trong 14 mẫu không đạt hóa lý, chủ yếu tập trung ở quận 12, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, huyện Nhà Bè... mỗi địa phương trên đều có 2 mẫu không đạt, chủ yếu làvề độ pH,E.coli và hàm lượng Amoni.

Ngay cả nước máy nhưng được cung cấp thông qua các bồn chứa và các trạm vệ tinh thì vẫn có nhiều mẫu không đạt tiêu chí hóa lý. Cụ thể, trong 17 mẫu lấy kiểm nghiệm thì có đến 15 mẫu không đạt hóa lý.

Cũng theo Trung tâm y tế dự phòng thành phố, trong tháng 9 vừa qua đơn vị này còn lấy 8 mẫu nước sau xử lý tại nhà máy nước và 72 mẫu nước máy trên mạng thì tất cả các mẫu trên đều đạt tiêu chí hóa lý và vi sinh.

Trước tình hình trên, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người dân phải ưu tiên sử dụng nguồn nước máy để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Việc sử dụng nước giếng tự khoan không chỉ tác động xấu đến môi trường mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe .

“Đối với khu vực đã được cung cấp nước sạch, người dân phải ưu tiên sử dụng nguồn nước sạch. Còn khu vực đang sử dụng nước máy tạm thời thông qua các bồn nước công cộng, các ghe, xà lan, vệ tinh trung chuyển, người dân sử dụng nguồn nước này cần phải đun sôi trước khi uống, bảo quản nước đun sôi trong vật chứa sạch và kín. Chính quyền địa phương nênvận động người dân khu vực đã có nguồn nước sạch phải trám lấp các giếng khoan tại hộ gia đình, tuyệt đối không sử dụng nước giếng khoan”, ông Dũng đề nghị.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Đề nghị người dân trám lấp, xóa bỏ giếng tự khoan