Theo ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức; nguồn thu từ phí quản lý chợ do UBND TP.HCM quy định không đủ để chi trả số tiền rất lớn cho phí vệ sinh, vận chuyển rác thải, xử lý nước thải, an ninh trật tự, điện nước.

TP.HCM: Đề xuất tăng phí chợ đầu mối gấp 4-5 lần

Phan Diệu | 14/02/2017, 08:02

Theo ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức; nguồn thu từ phí quản lý chợ do UBND TP.HCM quy định không đủ để chi trả số tiền rất lớn cho phí vệ sinh, vận chuyển rác thải, xử lý nước thải, an ninh trật tự, điện nước.

Chiều 13.2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã chủ trì buổi làm việc với các sở ngành, quận huyện nhằm giải quyết các kiến nghị của các chợ nông sản, thực phẩm đầu mối gồm Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn.

Theo đó, tại buổi làm việc, lãnh đạo chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền nói rằng từ khi hoạt động, chợ đã góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông và kiểm soát được vấn đề an toàn thực phẩm trong nội thành.

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) cũng đã đầu tư 1.500 tỉ đồng để nâng cấp chợ thành chợ đầu mối văn minh, hiện đại và có thể kết hợp làm điểm tham quan du lịch của TP.HCM.

Tuy nhiên, việc một số chợ sỉ vẫn còn tồn tại trong nội thành như chợ hoa Hồ Thị Kỷ, chợ hoa Đầm Sen, chợ thủy hải sản khô đường Lê Tấn Kế, chợ trái cây tự phát Trang Tử… không công bằng cho các tiểu thương đã chấp hành chủ trương của UBND TP.HCM trong việc di dời về chợ đầu mối Bình Điền kinh doanh.

Ngoài ra, với nguồn thu từ phí quản lý chợ do UBND TP.HCM quy định từ tháng 6.2007 chỉ 22.000 đồng/m2 nhưng hằng năm phải chi trả số tiền rất lớn cho phí vệ sinh thu gom rác thải, vận chuyển rác thải, xử lý nước thải, bảo vệ an ninh trật tự, điện nước... dẫn đến doanh nghiệp này phải bù lỗ rất nhiều cho các khoản chi này.

Vì vậy, đại diện ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền xin được chủ động xây dựng biểu phí quản lý chợ trên cơ sở từng ngành hàng cụ thể để lấy thu bù chi và có cơ chế kê khai giá theo quy định của Nhà nước nhằm có mức phí phù hợp cho chợ phát triển ổn định.

Trong khi đó, Công ty TNHH Quản lývà kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức cũng cho rằng nhiều mức giá quy định cũ đã lạc hậu trong khi các khoản chi phí như lương, hợp đồng với môi trường đô thị, giá tiền điện...đều đã tăng cao. Với mức phí này, số tiền mà ban quản lý chợ thu của hơn 1.400 hộ kinh doanh tại chợ chỉ được 280 triệu đồng/tháng. Số tiền này không đủ để trả tiền xử lý rác thải, tiền điện, tiền lương cho bảo vệ…

Để bù đắp khoản chi phí phục vụ cho hoạt động của chợ, đại diện ban quản lý chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức kiến nghị giá dịch vụ nhập chợ sẽ do đơn vị quản lý hiệp thương, thỏa thuận với tiểu thương và cam kết không làm ảnh hưởng đến giá cả mua bán hàng hóa tại chợ. Đơn vị này cũng kiến nghị cho phép được tăng mức phí quản lý chợ lên 4 - 5 lần so với hiện nay.

Còn tại chợđầu mối nông sản thực phẩmHóc Môn, tuyến đường Nguyễn Thị Sóc và các đường bao quanh chợ thường xuyêndiễn ra tình trạng công khai kinh doanh không phép, không đúng quy định, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của thương nhân trong chợ.

Trước các ý kiến trên, ông Trần Vĩnh Tuyến đã cho phép các chợ được tăng mức phí dịch vụ quản lý cho phù hợp với thực tế hiện nay.Quan điểm của TP.HCM là ủng hộ các chợ đầu mối phải ra khỏi khu vực nội thành.

Ông Tuyến cũng nói rằng định hướng của TP.HCM là phát triển 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm trở thành chợ văn minh, hiện đại, thương hiệu chất lượng cao. Vì thế, các sản phẩm bán tại chợ phải có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng,đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạoSở CôngThương TP.HCM phảilàm đầu mối kết nối giữa các nhà phân phân phối hàng hóa với các chợ để xây dựng thương hiệu của từng sản phẩm; các chợ cần tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao thương hiệu.

Đặc biệt, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM phải chấm dứt tình trạng xe tải giao hàng vào trung tâm thành phố. UBND các quận huyệnphảirà soát lại các chợ truyền thống, có quy hoạchdi dời chợ tạmmột cách cụ thể. Sở Công Thương báo cáo UBND TP.HCM việc quy hoạch để tiếp tục thực hiện chủ trương di đời các chợ đầu mối.Các vấn đề này, các sở ngành, quận huyệnphảibáo cáo về UBNDgiữa tháng 3.2017.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Đề xuất tăng phí chợ đầu mối gấp 4-5 lần