Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương ngày 11.2 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Xử lý dứt điểm các nhà thầu tại 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ của Bộ Công Thương

tuyetnhung | 11/02/2017, 17:40

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương ngày 11.2 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quy định về trách nhiệm, quyền hạn; phương thức làm việc của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo Bộ Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan thực hiện các yêu cầu cụ thể và các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại các văn bản liên quan để xử lý các vướng mắc, khó khăn; đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, cũng như tình hình nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến từng dự án để đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng dự án.

Đồng thời, nghiên cứu vận dụng các quy định linh hoạt trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia để bảo vệ tốt nhất thị trường trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế; rà soát và đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, kiểm soát chi phí sản xuất giảm giá thành sản phẩm; đàm phán với các đối tác về phương án hợp tác đầu tư và chuyển nhượng dự án.

Ban Chỉ đạo cũng có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, các tập đoàn, tổng công ty đánh giá kỹ hơn, rõ hơn toàn bộ dự án từ chủ trương đến việc thực hiện đầu tư, vận hành dự án, đặc biệt về công nghệ xem xét tính đồng bộ của công nghệ, thiết bị sử dụng, đội ngũ cán bộ quản lý dự án, chất lượng nhà thầu.

Đáng chú ý, trong đó cần có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các dự án nhà thầu chậm tiến độ, không đúng cam kết; kiểm tra lại sự phù hợp của tăng vốn đầu tư trongtừng công đoạn, từng dự án, xác định rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục và đề xuất xử lý các vi phạm.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo sẽcó nhiệm vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ thực trạng hoạt động, thực trạng tài chính của các doanh nghiệp, dự án, làm căn cứ xây dựng các phương án tái cơ cấu, xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp và làm rõ sai phạm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quyđịnh của pháp luật.

Ban nàysẽ hoạt động thông qua họp định kỳ 3 tháng một lần hoặc đột xuất theo quyết định của Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban (khi được Trưởng ban ủy quyền); qua khảo sát thực tế hoặc tổ chức lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo Bộ Công Thương xử lý các vấn đề tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả.

Trong đó, Thứ trưởng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty rà soát lại các phương án xử lý, giải quyết các khó khăn tồn tại của dự án doanh nghiệp và từ đó đề xuất phương án khả thi nhất để báo cáo Ban chỉ đạo Bộ Công Thương. Trong phương án đề xuất cần đưa ra các kiến nghị đề xuất tập trung vào cơ chế tài chính, tiền tệ; cơ chế giải pháp về thị trường; cơ chế giải pháp về quản trị doanh nghiệp. Hoàn thành báo cáo và gửi về Bộ Công Thương chậm nhất ngày 4.2.2017.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức đối với các dự án. Khi tổ chức kiểm điểm đề nghị tập đoàn tổng công ty mời thêm thành phần Ban Nội chính - Văn phòng Chính phủ, Tổng cục, Cục, Vụ chuyên ngành, Vụ tổ chức cán bộ và Thanh tra Bộ. Hoàn thành và báo cáo Bộ Công Thương ngay trong tháng 2.2017.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết dự kiến năm 2017-2018 sẽ giải quyết dứt điểm, triệt để những dự án thua lỗ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử lý dứt điểm các nhà thầu tại 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ của Bộ Công Thương