Gần 37.000 nhà đất mua bán, chuyển nhượng bằng giấy tay tại TP.HCM sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số lượng nhà đất mua bán giấy tay hiện chiếm khoảng 70% số lượng các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy đỏ tại TP này.

TP.HCM: Hàng ngàn nhà đất bằng giấy tay sắp được cấp sổ đỏ

Phan Diệu | 04/03/2017, 05:48

Gần 37.000 nhà đất mua bán, chuyển nhượng bằng giấy tay tại TP.HCM sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số lượng nhà đất mua bán giấy tay hiện chiếm khoảng 70% số lượng các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy đỏ tại TP này.

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo của Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM (Sở TN-MT) diễn ra chiều 3.3.

37.000 nhà đất sắp có sổ đỏ

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MTTP.HCM, hiện nay TP.HCM đã cấp được hơn 1,4 triệu trên tổng số hơn 1,5 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn TP còn khoảng hơn 100.000 trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận, trong đó có khoảng 20.000 trường hợp đủ điều kiện nhưng người dân chưa có nhu cầu hợp thức hóa.

Đáng chú ý, trong 100.000 trường hợp chưa được cấp sổ đỏ thì TP còn có gần 37.000 trường hợp mua bán, chuyển nhượng bằng giấy viết tay. Trong số này, có 70% trường hợp mua bán bằng giấy tay từ thời điểm 1.7.2014 – 1.1.2008. Do đó, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 3.3.2017 sẽ tập trung giải quyết vấn đề này.

Theo ông Thắng, nếu người dân đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 1.1.2008 đến trước ngày 1.7.2014, có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Người dân đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ trước ngày 1.1.2008, sử dụng đất do nhận thừa kế trước ngày 1.7.2014 mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất cũng được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không bị buộc phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển nhượng phải nộp các hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.

“Vấn đềnày, TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ cho phép cấp giấy cho dân để vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân, vừa thuận tiện cho công tác quản lý nhà nước. Bây giờ, Nghị định 01/2017 được ban hành thì vấn đề này đã được giải quyết.

Hiện tại, trách nhiệm của từng quận huyện là phải tổ chức kiểm tra, thống kê số lượng những trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận. Quận huyện phổ biến cho các phường xã để người dân biết được thông tin này, sau đó liên hệ giải quyết. Tuy nhiên, hiện vẫn đang phải chờ thông tư hướng dẫn thì người dân có nhà đất mua bán giấy tay mới có thể nộp hồ sơ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận”, lãnh đạo Sở TN-MT nói.

Thiết lập hệ thống quan trắc môi trường

Liên quan đến vấn đề thiết lập hệ thống quan trắc môi trường về các chỉ số không khí, hệ thống nước mặt và nước ngầm trên toàn TP, Giám đốc Sở TN-MT nói rằng đầu quý 2/2017, hai chỉ số môi trường không khí, nước mặt sẽ được công bố trên 48 bảng điện tử được lắp đặt trong toàn TP.

Số liệu công bố sẽ được lấy từ 16 trạm quan trắc dữ liệu tự động đặt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vị trí quan trắc không khí, nước trên địa bàn TP.

Về chất lượng không khí, Sở này sẽ công bố các chỉ số về khí NO2, CO, SO2 và bụi lơ lửng. Còn về chất lượng môi trường nước, Sở sẽ công bố chỉ số pH, ôxy hòa tan trong nước, nhu cầu ôxy hóa học...

Trước mắt, mỗi tháng TP sẽ cung cấp chỉ số trung bình một lần. Dần dà, TP sẽ tiến tới lộ trình rút ngắn thời gian cung cấp hằng ngày.

“Mục đích của việc việc quan trắc này nhằm thông tin cho người dân được biết chất lượng môi trường khu vực mình đang sinh sống. Việc công bố còn giúp cơ quan quản lý xác định vị trí vượt quy chuẩn, từ đó xác định nguyên nhân và có giải pháp về mặt quản lý nhà nước. Mục tiêu chung vẫn là nâng cao chất lượng môi trường chúng ta đang sống”, ông Thắng cho biết thêm.

Thay thế phương tiện thu gom rác thải

Tại cuộc họp báo, đại diện Sở TN-MT cũng cho biết đến cuối tháng 3, đơn vị này sẽ trình UBND TP.HCM dự án thay thế, đổi mới phương tiện cũng như phương cách thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân.

Cụ thể, các phương tiện thu gom rác hiện nay sẽ được thay thế bằng loại xe kiểu mới với hai hộc. Trong đó, một hộc đựng các loại rác hữu cơ được phân loại và một hộc đựng các thành phần còn lại. Để thực hiện phương án này, Sở TN-MT cũng sẽ có mô hình hướng dẫn người dân phân loại rác ngay từ đầu nguồn.

Theo ông Trần Kim Phát - Trưởng Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TPHCM, hiện tại, toàn TP mỗi ngày có khoảng 7.000 - 8.000 tấn rác thải sinh hoạt. Vào những ngày cao điểm như dịp Tết, số lượng rác thải có thể tăng lên từ 9.000 - 10.000 tấn.

Ông Phát nói rằng với số lượng rác thải lớn như vậy, mỗi ngày khu xử lý chất thải tại Đa Phước (huyện Bình Chánh) chỉ xử lý được với công suất 4.000 tấn, còn lại được xử lý tại khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp (huyện Củ Chi).

Với tình hình này, trong thời gian tới, TP sẽ phải chú trọng áp dụng công nghệ đốt rác hiện đại để xử lý rác. Do đó, TP đang yêu cầu các nhà máy xử lý chất thải chuyển đổi công nghệ.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Hàng ngàn nhà đất bằng giấy tay sắp được cấp sổ đỏ