Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, đề án xây dựng thành phố thông minh là một giải pháp rất quan trọng giúp thành phố giải quyết được nhiều vấn đề. Do đó, TP.HCM đang xây dựng tiêu chí đánh giá đô thị thông minh và sẽ chọn một số quận làm thí điểm trong quá trình xây dựng đề án gồm các quận 1, 2, 12.

TP.HCM lấy quận 1, 2, 12 làm thí điểm xây dựng thành phố thông minh

Phan Diệu | 09/11/2017, 05:25

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, đề án xây dựng thành phố thông minh là một giải pháp rất quan trọng giúp thành phố giải quyết được nhiều vấn đề. Do đó, TP.HCM đang xây dựng tiêu chí đánh giá đô thị thông minh và sẽ chọn một số quận làm thí điểm trong quá trình xây dựng đề án gồm các quận 1, 2, 12.

Chiều 8.11, HĐND TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên đề góp ý đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Theo Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM Dương Anh Đức, tầm nhìn về đô thị thông minh đến năm 2025 là TP.HCM sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị.

Các mục tiêu của đề án sẽ phục vụ 4 chủ thể của đô thị. Cụ thể, đối với chính quyền TP.HCM, đô thị thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các mặt và lĩnh vực hoạt động.

Đối với người dân, đô thị thông minh giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dân ra quyết định một cách hiệu quả hơn, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để người dân tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.

Đối với doanh nghiệp, đô thị thông minh sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để doanh nghiệp hoạt động, cung cấp nhiều thông tin để doanh nghiệp có những quyết định kinh doanh chính xác. Qua đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các khu vực khác.

Đối với các tổ chức xã hội, đô thị thông minh tạo ra kênh kết nối phản hồi thông tin để giúp họ tham gia một cách hiệu quả hơn vào quá trình cung cấp các dịch vụ của thành phố.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Đức Hải cũng nhận định, để tạo sự đột phá mạnh mẽ cho thành phố đòi hỏi phải xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.

Do đó, TP.HCM cần đẩy mạnh tuyên truyền đến đông đảo người dân để người dân thấy mình là trung tâm của đô thị thông minh, cũng như tham gia giám sát quá trình xây dựng và hoàn thiện đề án.

Đặc biệt, đề án đô thị thông minh cần chú trọng sự đặc thù, điều kiện sống của nhân dân thành phố để xây dựng đề án phù hợp với từng đối tượng. Cạnh đó, cần phân công, phân cấp trong quá trình triển khai thực hiện đề án và chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Góp ý cho đề án, đại biểu Nguyễn Mạnh Trí nhấn mạnh, đề án xây dựng thành phố thông minh cần lựa chọn những lĩnh vực trọng tâm, các vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống xã hội được nhiều người dân quan tâm. Đơn cử như vấn đề giao thông, ngập nước, quá tải tại các bệnh viện… cần ưu tiên triển khai.

Còn đại biểu Tăng Hữu Phong góp ý đề án cần quan tâm hơn đến nhận thức của người dân về thành phố thông minh, đánh giá được vai trò của người dân trong việc tham gia vào thành phố thông minh như thế nào.

Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến nhận định, đề án xây dựng thành phố thông minh không chỉ là giải pháp giải quyết các vấn đề nội tại của thành phố về giao thông, kinh tế, văn hóa xã hội… mà còn mở ra cơ hội, tiềm năng hợp tác quốc tế rất lớn. Việc xây dựng đô thị thông minh là một giải pháp rất quan trọng giúp cho mối quan hệ giữa con người ngày càng dễ dàng thông quan hệ thống trực tuyến.

Vì vậy, TP.HCM đang xây dựng tiêu chí đánh giá đô thị thông minh và sẽ chọn một số quận làm thí điểm trong quá trình xây dựng đề án gồm các quận 1, 2, 12.

Tuy nhiên, ông Tuyến cũng cho biết việc xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh là vấn đề khó, vì vậy thành phố cần tìm ra những cách làm mới, hiệu quả để xây dựng chính quyền năng động, thông minh nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Để đề án thành công, trong suốt quá trình xây dựng, triển khai, nghiệm thu và phát triển đề án, lãnh đạo TP.HCM sẽ lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, ý kiến phản biện của đại bểu HĐND TP.HCM cũng như ý kiến từ các tổ chức đoàn thể xã hội.

“Lãnh đạo TP.HCM cho rằng nếu không có sự tham gia góp ý thì đề án dù có hay đến mức độ nào đi chăng nữa, có hiện đại và công nghệ tốt nhất thì cũng chỉ là một cỗ máy vô hồn”, ông Tuyến nói.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
11 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM lấy quận 1, 2, 12 làm thí điểm xây dựng thành phố thông minh