Hôm nay TP.HCM rất vui, dự án đường vành đai 3 đã chính thức được Quốc hội thông qua với tỷ lệ biểu quyết tuyệt đối, nhưng nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề và thách thức.

TP.HCM nói gì về việc Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường vành đai 3?

Hồ Quang | 16/06/2022, 21:46

Hôm nay TP.HCM rất vui, dự án đường vành đai 3 đã chính thức được Quốc hội thông qua với tỷ lệ biểu quyết tuyệt đối, nhưng nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề và thách thức.

Ông Phan Công Bằng – Phó giám đốc Sở giao thông vận tải TP.HCM đã chia sẻ như thế với báo chí vào chiều 16.6 sau khi dự án đường vành đai 3 TP.HCM đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành hơn 95%.

Theo ông Bằng, dự án đường vành đai 3 TP.HCM là một dự án rất cần thiết đã có từ 11 năm trước. Dự án này đi qua 4 tỉnh, thành là khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố rất mong dự án này từng ngày, từng giờ.

tphcm-noi-gi-ve-viec0quoc-hoi-thong-qua-chu-truong-dau-tu-duong-vanh-dai-3-hinh-anh(1).png
Ông Phan Công Bằng – Phó giám đốc Sở giao thông vận tải TP.HCM chia sẻ với báo chí - Ảnh: PV 

“Khi dự án này được đưa vào khai thác, không chỉ TP.HCM được hưởng lợi mà còn có nhiều tỉnh, thành khác nữa. Chúng ta đi từ miền Tây lên miền Đông không đi qua TP.HCM nữa, giúp cho TP giảm được tình trạng kẹt xe. Lực lượng tài xế rất mong chờ con đường này”, ông Bằng nói.

Ông Bằng cho rằng, dự án đường vành đai 3 TP.HCM được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư mới chỉ là bước đầu, phía trước nhiệm vụ còn rất nặng nề, và thách thức. "Hôm nay TP.HCM rất vui, đường vành đai 3 đã chính thức được Quốc hội thông qua với tỷ lệ biểu quyết tuyệt đối, nhưng nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề và thách thức. Với chủ trương đầu tư và đề xuất đến năm 2025 thông xe kỹ thuật và đến năm 2026 là chính thức đưa vào khai thác", ông Bằng chia sẻ.

Dự án đường vành đai 3 là dự án lớn nhất từ trước đến nay đối với TP.HCM. Dự án này đi qua địa phận TP kéo dài đến 48 km. "Chúng tôi xác định, công việc của ngành giao thông trong thời gian tới sẽ là gấp đôi so với hiện nay đang làm. Do đó cần phải đồng bộ trong việc triển khai và quyết tâm của từng cán bộ tham gia dự án, đặc biệt là các sở, ngành. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ đề xuất tăng cường thêm lực lượng cho sở giao thông”, ông Bằng cho biết.

Trước đó, sáng 16.6, với 475/478 (chiếm 95,38%) đại biểu Quốc hội tán thành đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 3 TP.HCM.

Theo nghị quyết, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư khoảng 76,34 km đường vành đai 3, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 642,7ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 70,24ha, đất nông nghiệp khác khoảng 103,52ha, đất rừng sản xuất khoảng 16,82ha, đất dân cư khoảng 64,1ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 229,62ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 11,2ha và đất khác khoảng 147,2ha.

Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch, trừ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đã đầu tư.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 75.378 tỉ đồng. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây như về nguồn vốn đầu tư sẽ điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 17.146 tỉ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải về các địa phương để thực hiện dự án, trong đó TP.HCM là 10.627 tỉ đồng, Đồng Nai là 856 tỉ đồng, Bình Dương là 4.266 tỉ đồng, và Long An là 1.397 tỉ đồng.

Cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư dự án (không bao gồm đường song hành (đường đô thị) hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư dự án (không bao gồm ngân sách địa phương đầu tư đường song hành (đường đô thị).

Giao UBND TP.HCM chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định...

Trong 2 năm kể từ khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

Bên cạnh đó, trong 2 năm kể từ khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, cho phép trong giai đoạn triển khai dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản được thực hiện đến khi hoàn thành dự án...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM nói gì về việc Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường vành đai 3?