Thực phẩm bẩn ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó các cơ quan chức năng lại không có sự phối hợp đồng bộ để xử lý vấn đề này đến nơi đến chốn, đã tạo điều kiện cho thực phẩm bẩn "tấn công" người tiêu dùng. Trước tình hình trên, rất cần một cơ quan chuyên ngành để quản lý vấn đề an toàn thực phẩm một cách hiệu quả.

TP.HCM sắp lập cơ quan chuyên quản lý an toàn thực phẩm

Hồ Quang | 01/04/2016, 20:33

Thực phẩm bẩn ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó các cơ quan chức năng lại không có sự phối hợp đồng bộ để xử lý vấn đề này đến nơi đến chốn, đã tạo điều kiện cho thực phẩm bẩn "tấn công" người tiêu dùng. Trước tình hình trên, rất cần một cơ quan chuyên ngành để quản lý vấn đề an toàn thực phẩm một cách hiệu quả.

          

Tại buổi ra mắt chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hôm 1.4, ông Lê Văn Khoa - Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện nay việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) có đến 3 bộ ngành (gồm: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế). Chính từ việc “cha chung” này nên khi xảy ra vấn đề mất ATVSTP thì đỗ lỗi cho nhau; đồng thời không có sự phối hợp đồng bộ nên hiệu quả trong công tác bảo đảm ATVSTP chưa đạt. 

“Sắp tới thành phố sẽ triển khai điểm mô hình cơ quan quản lý chuyên ngành về ATVSTP trực thuộc UBND TP. Mô hình này sẽ tập hợp các nhân sự chuyên ngành có đủ năng lực và quyền hạn trong một đơn vị thống nhất, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chặt ATVSTP từ khâu nuôi trồng, sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng”, ông Khoa nói.

Thực tế hiện nay, công tác quản lý ATVSTP hiện nay còn quá nhiều bất cập. Tại TP.HCM, theo PSG-TS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế, kiêm Phó trưởng ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP, việc nhập khẩu thực phẩm vào TP.HCM hiện nay chưa có cơ chế thông tin giữa Cục Hải quan với các cơ quan quản lý của bộ và chính quyền địa phương. 

Nhiều thực phẩm lại còn nhập khẩu theo đường tiểu ngạch nên chưa kiểm tra để biết thực phẩm có bị sử dụng chất cấm hay không. Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, vận chuyển trái phép, giết mổ lậu, mua bán gia súc, gia cầm tại các chợ tự phát tràn lan gây khó khăn trong công tác kiểm soát nguồn gốc. 

Ngoài ra, nhiều thực phẩm từ các tỉnh, thành khác được đưa vào TP.HCM chưa có những quy định bắt buộc phải có giấy kiểm định ATVSTP nên gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm định thực phẩm có an toàn hay không. 

“Hiện TP.HCM chưa có hệ thống kho để tạm giữ nên khi phát hiện lô hàng nào nghi ngờ sử dụng chất cấm, lấy mẫu đi xét nghiệm đến khi có kết quả xét nghiệm thì thực phẩm này đã bán cho người tiêu dùng. Do không có hệ thống bảo quản nên khi nghi ngờ lô hàng thực phẩm nào đó không an toàn thì không thể giữ lại để chờ kết quả xét nghiệm bởi trong thời gian chờ đợi, nếu lô hàng thực phẩm đó bị hư hỏng, còn kết quả xét nghiệm an toàn thì cơ quan chức năng phải bồi thường”, ông Bỉnh chia sẻ.

Hồ Quang 

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự kiến cung cấp miễn phí phần mềm chống lừa đảo cho người dân vào tháng 7
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho biết phần mềm sử dụng công nghệ tiên tiến để kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website, số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR, giúp người dùng tránh xa các mối nguy hiểm tiềm tàng trên không gian mạng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sắp lập cơ quan chuyên quản lý an toàn thực phẩm