Khu vực trung tâm TP.HCM sẽ chia thành 5 phân khu với các chức năng khác nhau, trong đó sẽ định hướng không gian đi bộ trên 8 tuyến đường gồm: Đồng Khởi, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và đường Trần Cao Vân.

TP.HCM sẽ có 8 tuyến đường đi bộ ở khu vực trung tâm

Phan Diệu | 04/04/2017, 06:25

Khu vực trung tâm TP.HCM sẽ chia thành 5 phân khu với các chức năng khác nhau, trong đó sẽ định hướng không gian đi bộ trên 8 tuyến đường gồm: Đồng Khởi, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và đường Trần Cao Vân.

Theo thông tin từ Phòng quản lý Khai thác hạ tầng giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM (Sở GTVT), cơ quan này đang xây dựng kế hoạch đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ trong khu vực trung tâm thành phố.

Đề án này đã được UBND TP.HCM giao cho Sở GTVT chủ trì triển khai thực hiện trong chương trình giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông giai đoạn 2016-2020.

Theo đề án, khu vực trung tâm TP sẽ chia thành 5 phân khu với các chức năng khác nhau, trong đó sẽ định hướng không gian đi bộ trên 8 tuyến đường gồm: Đồng Khởi, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và đường Trần Cao Vân.

Sở GTVT sẽ xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu theo từng bước, cụ thể như: khảo sát, điều tra thu thập số liệu hạ tầng giao thông hiện hữu, các công trình kiến trúc, văn hóa trong khu vực đưa vào khai thác từ đây đến năm 2020. Đồng thời, đơn vị này còn nghiên cứu các hoạt động văn hóa, giải trí hiện tại và trong tương lai trong khu vực trung tâm.

Sở GTVT cũng khảo sát, đánh giá, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức phố đi bộ trong và ngoài nước. Song song đó, cơ quan này xác định nhu cầu, các khu vực phát sinh chuyến đi bộ và sự cần thiết xây dựng một số tuyến phố đi bộ từ nay đến năm 2020.

Ngoài ra, Sở GTVT tiếp tục khảo sát, xây dựng mô hình mô phỏng giao thông cũng như đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu và trong tương lai.

Không chỉ vậy, Sở này cũng cần khảo sát, lấy ý kiến của người dân và chuyên gia, tham vấn các bên liên quan; đánh giá tác động giao thông, kinh tế-xã hội và môi trường; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một số tuyến phố đi bộ theo lộ trình với các điều kiện về phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối với giao thông công cộng.

Sau đó, Sở sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học, các sở ngành, đơn vị liên quan để hoàn chỉnh đề án.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ có 8 tuyến đường đi bộ ở khu vực trung tâm