Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản khẩn về rà soát danh sách giáo viên và học sinh đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng có dịch Covid-19.

TP.HCM yêu cầu rà soát giáo viên, học sinh đi qua vùng dịch Covid-19

nguyễn tuyết | 24/02/2020, 19:23

Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản khẩn về rà soát danh sách giáo viên và học sinh đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng có dịch Covid-19.

Chiều 24.2, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ra văn bản khẩn cấp gửi Trưởng phòng GD-ĐT các quận, huyện; Hiệu trưởng các trường; Giám đốc các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp– Giáo dục thường xuyên; Thủ trưởng các đơn vị yêu cầu “Rà soát danh sách nhà giáo và học sinh có đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng có dịch Covid-19”.

Văn bản do ông Lê Hồng Sơn-Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM ký nêu rõ: “Căn cứ tình hình diễn biến của dịch Covid-19; Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố; Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị: Các cơ sở giáo dục (kể cả khối trực thuộc Sở GD-ĐT) thống kê danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên, học viên đi qua hoặc có người thân đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc và các vùng (tỉnh, thành hoặc quốc gia) có dịch Covid-19 trong vòng 14 ngày trước thời điểm báo cáo (ngày 24.2.2020) về Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện".

Thông báo khẩn của Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: Chụp màn hình

Qua đó Sở GD-ĐT yêu cầu các danh sách các trường hợp giáo viên học sinh đi qua vùng dịch và những trường hợp đã hết thời gian theo dõi, cách li phải được các nhà trường tổ chức giám sát, rà soát, cập nhật thường xuyên. Hàng ngày, các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện cập nhật số liệu mới bằng hình thức trực tuyến.

Liên quan đến việc cho học sinh nghỉ học để chống dịch bệnh, ngày 22.2, UBNDTP.HCM đã đề xuất cho học sinh cả nước nghỉ học đến hết tháng 3.2020. Lý giải về đề xuất nàyông Nguyễn Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: “Căn cứ vào diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, chúng tôi tính đến phương án chống dịch xấu nhất để phương án đó không xảy ra. Nếu tiếp tục cho học sinh nghỉ học từng tuần một rất bị động và bất tiện, cần tính toán phương án chủ động cho các địa phương trên toàn quốc. Do đó, chúng tôi đề xuất phương án cho học sinh cả nước”.

Thế nhưng chiều cùng ngày trong công văn số 509/BGDĐT-GDTrH phát đi từ Bộ GD-ĐT đãđề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2.3.2020; chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.

2 ngày sau đề nghị của Bộ GD-ĐT, chiều 24.2 trong cuộc họpcủa Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19,do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì,ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng BộGD – ĐT vẫn khẳng định Bộ tiếp tục đề nghịcác địa phương xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên đi học trở lại từ 2.3 để đảm bảo thời gian kết thúc năm học.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay đã nhấn mạnh là chưanên chốt việc cho học sinh đi học trở lại vào 2.3 mà phải chờ đến ngày 27-28.2, xem tình hình dịch diễn biến, bùng phát ra sao mới đưa ra quyết định.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM yêu cầu rà soát giáo viên, học sinh đi qua vùng dịch Covid-19