Ngoài đổi tên đề án chuyển một số huyện thành quận, UBND TP.HCM cũng yêu cầu xây dựng 5 đề án nhánh để đẩy nhanh tiến độ "lên đời" 5 huyện.

TP.HCM yêu cầu xây dựng đề án nhánh đẩy nhanh tiến độ 'lên đời' 5 huyện

P.V | 13/04/2021, 16:50

Ngoài đổi tên đề án chuyển một số huyện thành quận, UBND TP.HCM cũng yêu cầu xây dựng 5 đề án nhánh để đẩy nhanh tiến độ "lên đời" 5 huyện.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa phát đi văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM - Võ Văn Hoan liên quan đến công tác chuẩn bị Đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc thành phố giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, ông Võ Văn Hoan giao Sở Nội vụ điều chỉnh, thay đổi tên Đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc thành phố giai đoạn 2021-2030 thành Đề án về đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố giai đoạn 2021 – 2030.

Sở Nội vụ làm chủ nhiệm đề án, phối hợp các sở, ngành chuyên môn tổ chức nghiên cứu, xây dựng các đề án nhánh, bao gồm: Kinh tế đô thị do Sở Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, Văn hóa đô thị do Sở Văn hóa – Thể thao chủ trì; Hạ tầng đô thị do Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì; Con người đô thị do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì; Quản lý nhà nước do Sở Nội vụ chủ trì. TP.HCM yêu cầu 5 đề án nhánh nêu trên hoàn thành trong quý 3/2021.

Trên cơ sở các đề án nhánh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hoàn thiện Đề án về đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM trong quý 4/2021.

UBND TP.HCM cũng giao Sở Nội vụ khẩn trương tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án và các nhóm nghiên cứu, xây dựng các đề án nhánh.

UBND 5 huyện (Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ) thành lập các tổ nghiên cứu hoặc bộ phận nghiên cứu chủ động rà soát các tiêu chí hoàn thiện các đề án nhánh nêu trên.

Theo đề án đang được Sở Nội vụ xây dựng, trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ chuyển huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thành quận hoặc thành lập thành phố thuộc TP.HCM; giai đoạn 2025 - 2030 sẽ chuyển 2 huyện Củ Chi và Cần Giờ thành quận hoặc thành lập thành thuộc TP.HCM.

tphcm-yeu-cau-xay-dung-de-an-day-nhanh-tien-do-len-doi-5-huyen.jpg
Lãnh đạo TP.HCM quyết tâm đưa Cần Giờ lên thành phố

Hôm 30.3, ông Võ Văn Hoan bày tỏ ý muốn của lãnh đạo TP về việc lập thành phố Cần Giờ tại hội thảo “TP.HCM - Tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp UBND TP.HCM tổ chức.

Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP.HCM - Nguyễn Thành Phong tái khẳng định quyết tâm của TP.HCM trong việc đưa Cần Giờ lên thành phố.

Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: "Trong tương lai, Cần Giờ sẽ là thành phố nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, nên quy hoạch cần tập trung theo hướng này. Khi thực hiện nhiệm vụ này, nếu cần thiết thì mời đơn vị tư vấn nước ngoài thực hiện".

Lãnh đạo TP.HCM cũng chỉ đạo Cần Giờ cần coi công tác quy hoạch là ưu tiên hàng đầu. Quy hoạch Cần Giờ phải trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt và cập nhật ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành điều chỉnh quy hoạch, xong trước quý 4/2021.

Trước mắt, Cần Giờ nên chú ý đầu tư phát triển các lĩnh vực thế mạnh là nông nghiệp, thủy sản. Cần Giờ có sản phẩm chủ lực là tổ yến, xoài cát, khô cá dứa nên phải tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực này.

Về phía địa phương, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - Nguyễn Văn Hồng đề đạt một số kiến nghị để phục vụ cho mục tiêu du lịch và bảo vệ sinh thái. Về du lịch, Cần Giờ mong muốn thành phố đầu tư dự án hạ tầng, đặc biệt là cầu đường, tạo thuận lợi cho người dân đi lại và phục vụ phát triển du lịch. Còn về sinh thái, môi trường, Cần Giờ kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn, thẩm định việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu xử lý rác 100 tấn/ngày tại xã An Thới Đông.

Bài liên quan
Báo chí TP.HCM cần bắt kịp chuyển đổi số, không để tụt hậu so với nền tảng mạng xã hội
Chiều 19.4, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2023, phương hướng và nhiệm vụ năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM yêu cầu xây dựng đề án nhánh đẩy nhanh tiến độ 'lên đời' 5 huyện