Các nhà khoa học quốc tế đã đưa ra lại cảnh báo toàn cầu về biến đổi khí hậu hôm 24.10 với một nghiên cứu mới nêu bật việc một số cột mốc liên quan đến khí hậu đã bị phá vỡ như thế nào kể từ năm 2021.

Trái đất đang rơi vào cảnh bị "thập diện mai phục" do khí thải carbon

Anh Tú | 25/10/2023, 08:59

Các nhà khoa học quốc tế đã đưa ra lại cảnh báo toàn cầu về biến đổi khí hậu hôm 24.10 với một nghiên cứu mới nêu bật việc một số cột mốc liên quan đến khí hậu đã bị phá vỡ như thế nào kể từ năm 2021.

Nghiên cứu mới trên BioScience đến từ một nhóm các nhà khoa học quốc tế do giáo sư sinh thái William Ripple (Đại học bang Oregon) và nhà nghiên cứu bang Oregon Christopher Wolf làm đồng chủ nhiệm. Hai nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích vào năm 2020 liệt kê 35 dấu hiệu quan trọng để theo dõi biến đổi khí hậu trên Trái đất.

Trong nghiên cứu, hai nhà nghiên cứu đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu và từ đó đã thu được chữ ký từ hơn 15.000 nhà khoa học ở 111 quốc gia. Tuy nhiên, ở báo cáo mới nhất, hai tác giả so sánh tình trạng của một số dấu hiệu quan trọng của Trái đất kể từ năm 2021, nhận thấy rằng 20 trong số các chỉ số này hiện đang ở mức cực đoan và có rất ít tiến bộ được thực hiện để chống lại biến đổi khí hậu.

Wolf tuyên bố: “Nếu không có những hành động giải quyết tận gốc vấn đề nhân loại lấy đi nhiều thứ từ Trái đất hơn những gì nó có thể mang lại một cách an toàn, chúng ta đang trên đường dẫn đến làm sụp đổ các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội cũng như một thế giới với sức nóng không thể chịu nổi và tình trạng thiếu lương thực và nước ngọt”.

Ripple cho biết: “Nhiệm vụ đạo đức của giới khoa học và tổ chức của chúng tôi là cảnh báo nhân loại về bất kỳ mối đe dọa hiện hữu tiềm ẩn nào và thể hiện khả năng khởi xướng hành động”.

Một hành tinh bị "thập diện mai phục”

Dữ liệu được công bố hôm 24.10 chỉ ra rằng một số cột mốc liên quan đến khí hậu đã đạt đến tầm cao mới vào năm 2023, đặc biệt là những cột mốc do lượng khí nhà kính như carbon dioxide, metan và oxit nitơ… ngày càng tăng.

Các tác giả viết: “Nồng độ carbon dioxide trung bình toàn cầu hiện nay là khoảng 420 phần triệu, cao hơn nhiều so với ranh giới được đề xuất là 350 phần triệu”.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng một yếu tố góp phần đáng kể vào việc tăng lượng khí thải chính là trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đồng thời giải thích rằng các hành động của chính phủ nhằm ủng hộ nhiên liệu hóa thạch đã tăng gần gấp đôi từ năm 2021 đến năm 2022 - từ 531 tỉ USD lên hơn 1 nghìn tỉ USD. Điều này khiến lượng khí thải carbon tăng lên và sẽ chẳng thể giảm trong khi các nước vẫn duy trì nhiên liệu hóa thạch như than đá. nguồn năng lượng chiếm ưu thế so với năng lượng tái tạo.

Theo các tác giả, căng thẳng Nga – phương Tây đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở châu Âu, nhưng cũng có thể khiến một số quốc gia chuyển sang dùng than đá bẩn để thay cho nguồn cung khí đốt sạch hơn từ Nga. Căng thẳng địa chính trị châu Âu đã góp phần làm tăng hơn gấp đôi (chính xác là 107%) trợ cấp nhiên liệu hóa thạch từ 531 tỉ USD vào năm 2021 lên hơn 1 nghìn tỉ USD vào năm 2022 do giá năng lượng tăng cao.

Một nguyên nhân khác làm tăng mức độ carbon dioxide là cháy rừng và sự suy giảm độ che phủ của cây trên toàn cầu, nhưng rất may sau đó giảm 9,7% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022. Điều này xảy ra khi diện tích cháy rừng trên toàn cầu giảm 28% và tỷ lệ mất rừng Amazon ở Brazil giảm 11,3% - một kỳ tích. Nhờ đó mà bù đắp được mức tăng 6,3% trong các vụ cháy rừng ở Mỹ và một gigaton carbon dioxide do các vụ cháy rừng ở Canada thải ra trong năm nay.

Nhóm nghiên cứu viết: “Không rõ nhờ đâu lượng khí thải đó có thể được tái hấp thu nhanh như thế nào nhờ phục hồi sau cháy rừng. Thế nhưng trong một tương lai nóng lên, có nguy cơ thực sự là khi mức độ nghiêm trọng của đám cháy ngày càng tăng thì đến lúc nào đó sẽ gây ra tổn thất carbon không thể phục hồi”.

Tính đến thời điểm năm 2023, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng đã có 38 ngày mà nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp. Theo các tác giả, điều này có nghĩa là Trái đất đang chứng kiến nhiệt độ bề mặt cao nhất trong 100.000 năm qua, góp phần làm độ axit đại dương thấp kỷ lục và giảm độ dày sông băng cũng như khối lượng băng ở Greenland.

Cùng với mực nước biển vừa trữ nhiệt, vừa dâng cao kỷ lục, nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng sự gia tăng hàm lượng nhiệt và nhiệt độ bề mặt nước biển đặc biệt đáng lo ngại vì tác động của chúng đối với sinh vật biển, rạn san hô và xu hướng gây ra các cơn bão nhiệt đới lớn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
3 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trái đất đang rơi vào cảnh bị "thập diện mai phục" do khí thải carbon