Bức tranh "Gia đình" (La Famille) của danh họa Việt Nam, Lê Phổ sắp đem ra đấu giá tại Hongkong vào ngày 30.9 tới đây đang bị giới mỹ thuật trong nước đặt nghi vấn là tranh giả. Các họa sĩ phát hiện bức tranh bị một lỗi hình học rất sơ đẳng là vẽ người đàn bà có đến… hai bàn tay trái.

Tranh của danh họa Lê Phổ đấu giá ở Hongkong bị nghi là 'tranh giả'

Tiểu Vũ | 20/09/2017, 07:30

Bức tranh "Gia đình" (La Famille) của danh họa Việt Nam, Lê Phổ sắp đem ra đấu giá tại Hongkong vào ngày 30.9 tới đây đang bị giới mỹ thuật trong nước đặt nghi vấn là tranh giả. Các họa sĩ phát hiện bức tranh bị một lỗi hình học rất sơ đẳng là vẽ người đàn bà có đến… hai bàn tay trái.

Mới đây, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Long đã đưa ra những nghi vấn của mình về bức tranh Gia đình (La Famille) của danh họa Lê Phổ sắp được nhà Sotheby’s đưa ra đấu giá tại Hongkong vào ngày 30.9tới.

Bức tranh Gia đình(La Famille) của danh họa Lê Phổ được giới thiệu trên trang web của nhà đấu giáSotheby’s - Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh tấm hình bức tranh được cho là Gia đình (La Famille) của danh họa Lê Phổ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Long viết: “Đấu giá tranh Lê Phổ vẽ người đàn bà có 2 bàn tay trái? - Một bức tranh lụa có kích thước 63 x 46cm được ghi là của danh hoạ Lê Phổ (vẽ khoảng 1938-1940) đang được nhà Sotheby's HK giới thiệu sẽ bán với giá ước tính từ 1.500.000 — 2.500,000 đô laHK (khoảng 191.730 – 319.550 USD) trong phiên đấu giá “Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại” chiều tối ngày 30.9.2017 tại Hongkong... nhưng bức tranh Gia đình (La Famille) lot 1027 này có 1 chi tiết quá kỳ lạ và đáng sợ. Nó vẽ một người đàn bà có hai bàn tay trái”

Nhà nghiên cứu đưa ra nghi vấn của mình: “Chẳng lẽ danh hoạ Lê Phổ, một trong những học trò ưu tú nhất của Trường Mỹ thuật Đông Dương khoá 1, người được cụ Victor Tardieu cưng chiều nhất và đặt hy vọng nhiều nhất, lại mắc lỗi hình học sơ đẳng như vậy (và cũng bởi lẽ cụ Lê Phổ không bao giờ vẽ tranh siêu thực, nên không vẽ người ‘quái thai dị dạng’?) – Vậy đây có phải là bức tranh của Lê Phổ không?

Cuối cùng nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Long khẳng định: “Bức tranh này chắc chắn 100% không không phải của Lê Phổ”.

Status của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Long

Phát hiện của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Long nhận được rất nhiều sự đồng tình của giới mỹ thuật Việt Nam. Nhiều họa sĩ đã đưa ra một số bức tranh khác do danh họa Lê Phổ vẽ và cho rằng"hình bàn tay rất mềm mại và mỹ thuật không mắc lỗi hình học như bức La Famille đang được nhà đấu giá Sotheby's trưng bày trên web".

Được biết sau khi xem tranh và thông tin của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Long, nhà sưu tầm và đầu tư nghệ thuật Nguyễn Đức Tiến đã gửi email đến nhà đấu giá Sotheby's để hỏi về xuất xứ của bức tranh. Tuy nhiên đến thời điểm này Sotheby's vẫn chưa có phản hồi.

Bức tranh Gia đình(La Famille) của danh họa Lê Phổ được giới thiệu trên trang web của nhà đấu giáSotheby’s - Ảnh chụp màn hình

Hiên tại trên trang đấu giá của Sotheby's vẫn còn trưng bày bức tranh La Famille với giá được đưa ra là 1.500.000 -2.500.000 HKD.

Danh họa Lê Phổ

Họa sĩ Lê Phổ sinh năm 1907 mất năm 2001, ông làhọa sĩbậc thầyViệt Namvà trênthế giớitheo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá.Ông còn được nhiều người gọi là "Danh họaViệt Namtrên đấtPháp". Nhiều người khác còn coi ông là "cây đại thụ" trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam.

Năm1925, họa sĩ Lê Phổ trúng tuyển khoá 1Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong 10sinh viênViệt Nam được giáo sưVictor Tardieu(một họa sĩ am hiểu sâu sắc các trường phái nghệ thuậtchâu Âu) xếp vào nhóm sinh viên "tinh hoa" của khóa học và đồng thời hướng đi theo trường pháinghệ thuậtÁ Đông.

Từ năm 1928 đến năm 1936, họa sĩ Lê Phổ có một số hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam nhưcùng với các họa sĩVũ Cao Đàm,Mai Trung Thứtổ chức triển lãm tranh đầu tiên tạiHà Nội. Năm 1933 ông tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Từ năm 1937 họa sĩ Lê Phổ định cư tại Pháp và không về Việt Nam, ông mất năm 2001 tại Paris

Waldemar George,nhà phê bình nghệ thuậtPhápkhi viết cuốn sách về Lê Phổ vào năm1970, ông gọi hoạ sĩ Việt này là "Hoạ sĩ siêu phàm" (Divine Painter). Waldemar cho rằng phong cách hội họa của Lê Phổ được thành hai giai đoạn và cả hai giai đoạn đều có sự kết hợp của trường phái Đông Tây từ kinh nghiệm thực tế cũng nhưkiến thứchọa sĩ học được.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh của danh họa Lê Phổ đấu giá ở Hongkong bị nghi là 'tranh giả'