Tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 1.11, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu đã có tranh luận với ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) về số liệu vi phạm của ngành công an mà ông đã nêu trong phiên chất vấn hôm qua.

Tranh luận quanh nhận định ‘vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp’

Trí Lâm | 01/11/2018, 11:40

Tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 1.11, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu đã có tranh luận với ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) về số liệu vi phạm của ngành công an mà ông đã nêu trong phiên chất vấn hôm qua.

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an ngày hôm qua (31.10), ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) bày tỏ: “Tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong ngành công an vừa qua”.

“Tuy nhiên, qua báo cáo, tôi thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp”, đại biểu nói và nêu dẫn chứng tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%,chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%,xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %,vi phạm trong tống đạt là 100%"…

Một lần nữa khẳng định “đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng”, ĐBLưu Bình Nhưỡng kiến nghị “Bộ trưởng Bộ Công an có thái độ hết sức nghiêm khắc tới anh em thuộccơ quan điều tra trong lĩnh vực này".

Tranh luận về số liệu của ĐB Lưu Bình Nhưỡng

Sáng 1.11, Đại táNguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an Nghệ An cho biết từ hôm qua đến nay ông liên tục nhận được điện thoại và tin nhắn của các cán bộ trong lực lượng công an của tỉnh Nghệ An cũng như các nơi khác quan tâm đến phát biểu của đại biểu Nhưỡng.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng - Ảnh: VPQH

"Tôi khẳng định tất cả số liệu này không đúng, không chính xác, đề nghị đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu nói rõ, nếu không cán bộ trong lực lượng công an rất phân tâm", ông Cầu nói.

Theo ông Cầu, theo báo cáo của Viện kiểm sát thì số tin báo tố giác tội phạm kiến nghị khởi tố không thụ lý theo quy định của pháp luật là 87 trong số hơn 120.000 tin, số tin báo giải quyết quá hạn là 3.368 trong số hơn 120.000 tin (khoảng 2,8%).

"Còn nếu 100% không gửi các quyết định cho Viện kiểm sát, tôi nghĩ Viện kiểm sát giám sát thế nào với hoạt động của cơ quan điều tra?", ông Cầu nói.

Phát biểu về điều này, ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định đã "phải ngồi tính toán chi li từng số %".

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục giơ biển xin tranh luận, tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị hai đại biểu nên gặp nhau trao đổi riêng để không mất thời gian củacác đại biểu và các vấn đề khác.

Lên tiếng về tranh luận giữa 2 đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho biết đã có đánh giá hiệu quả của cơ quan điều tra. Theo đó, công tác điều tra, xử lý tội phạm có nhiều thay đổi tích cực, số người tử vong trong quá trình tạm giam, tạm giữ đã giảm…

Tuy nhiên, hạn chế là chỉ tiêu tỷ lệ giải quyết tố giác tin báo đạt 87,2%, như vậy là so với chỉ tiêu của Quốc hội thì còn thiếu 2% nữa. Bên cạnh đó, số tố giác tin báo quá hạn giải quyết là 3.368 tin, chiếm 2,8% trên tổng số tin báo.

Trước đó, trong phiên làm việc hôm qua 31.10,ĐB Vương Ngọc Hà cũng không đồng tình với nhận định của ông Lưu Bình Nhưỡng và đề nghị ông Nhưỡng cung cấp nguồn số liệu.Vì theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm thì vừa qua cơ quan chức năng đã đấu tranh làm giảm 2,7% án hình sự, tỷ lệ điều tra khám phá đạt 81,33% (vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra).

"Những nội dung đại biểu đưa ra là để các bộ, ngành tiếp tục cải cách sao cho công tác điều tra tội phạm tốt hơn, đồng thời còn phải động viên các chiến sĩ vì đây là nhiệm vụ đặc biệt, đôi khi phải đổ máu", bà Hà nói.

Bộ trưởng nhận trách nhiệm về lãng phí sách giáo khoa

Trả lời về vấn đề lãng phí sách giáo khoa,Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạthừa nhận tình trạng lãng phí sách là có thật.

Nguyên nhân, trước hết do thiết kế sách giáo khoa hiện hành có nhiều bài tập khiến học sinh viết, vẽ trực tiếp vào sách, dẫn đến không sử dụng được nhiều lần, gây lãng phí. Dù việc thiết kế này mang tính chuyên môn, các tác giả đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, nhưng trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo, việc này chưa phù hợp và gây lãng phí.

Với trách nhiệm của mình, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các giải pháp nhằm hạn chế lãng phí. Một số SGK đã có hướng dẫn thầy cô không cho học sinh viết vào sách mà ghi vào vở; tập huấn giáo viên, hướng dẫn học sinh sử dụng sách để bền lâu. Tuy nhiên, kết quả của những giải pháp này còn hạn chế. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm về vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ - Ảnh: Zing

Bộ đã ban hành chỉ thị 3798 chỉ đạo các cơ sở giáo dụcsử dụng tiết kiệm sách giáo khoa. Tới đây, khi biên soạn sách mới, Bộ yêu cầu các nhà xuất bản thiết kế theo hướng hạn chế việc viết, vẽ trực tiếp vào sách.

Đề cập đến giải pháp hạn chế tiêu cực thi cử, ông Nhạ cho biết Bộ đã có một số giải pháp như xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hoá theo hướng phong phú số lượng, nâng cao chất lượng, có phân hoá.

Bên cạnh đó, cập nhật phần mềm quản lý thi, chấm thi để không có lỗ hổng. "Giải pháp công nghệ chúng tôi đã làm, tính khả thi cao", Bộ trưởng nói và cho biết sẽ siết chặt quy trình tổ chức thi, nhất là công tác chấm thi minh bạch.

"Với các giải pháp này chúng tôi sẽ có độ chắc chắn trong thực hiện kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc gia, tiến tới kỳ thi giảm áp lực, tạo công bằng cho các thí sinh", ông Nhạ nhấn mạnh.

Về triết lý giáo dục, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết nước ta phát triển có triết lý, nền giáo dục cũng có triết lý. Các nước trên thế giới đều có triết lý của mình. Nhưng một số nước đúc kết thành câu ngắn gọn, dễ hiểu để nhấn trọng tâm.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - Ảnh chụp màn hình

Đất nước ta có rất nhiều câu, dễ thấy nhất là quốc hiệu, trước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, bây giờ là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.

Phó thủ tướng cho rằng có thể tìm thấy trong đó như một triết lý. Giáo dục cũng có nhiều như phát triển con người đức, trí, thể, mỹ. Nước ta cũng nói đầy đủ 4 trụ cột giáo dục UNESCO hay mục tiêu học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình, học để thay đổi mình và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Những điều này nằm trong nghị quyết hay văn bản có tính chất quy phạm pháp luật.

Sẽ chống sim “rác” bằng công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh

Tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng về “sim rác”, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay,sim rác là khái niệm chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật. Đây là từ thường dùng để chỉ sim không có thông tin chính xác về người dùng.

"Giải pháp căn cơ là người dùng sim phải chính danh, đăng ký đầy đủ thông tin, mà cái gốc là cơ sở dữ liệu căn cước công dân có số chứng minh, ảnh, vân tay để khi đăng ký chính xác đúng người, đúng sim. Nhưng khi chưa có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Bộ TT-TT đã thực hiện một số giải pháp để thu hồi sim rác", ông Hùng nói.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh chụp màn hình

Theo đó, từ cuối năm 2016, các nhà mạng đã tiến hành thu hồi sim rác kích hoạt sẵn.Từ tháng 7.2017 đến nay đã thu hồi được 24 triệu sim, trong đó 50% thuộc về nhà mạng lớn nhất là Viettel.

"Sắp tới sim mới phải đăng ký đầy đủ thông tin, gồm cả chụp ảnh,các nhà mạng không đưa ra thị trường sim giá rẻ để người dùng sim thay thẻ điện thoại. Bộ cũng đangnghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh thực với ảnh chứng minh thư, dự kiến quý 2.2019 xong", ông Hùng nói.

Lam Thanh
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh luận quanh nhận định ‘vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp’