Âm nhạc, hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, là sự kết hợp tuyệt vời giữa khoa học và cảm xúc. Âm nhạc lả lướt theo một tập hợp các mẫu gần như toán học để khơi gợi cảm xúc từ người nghe nhạc. Các máy sáng tác âm nhạc tập trung vào những mẫu này nhưng ít chú ý tới cảm xúc thăng hoa của khán giả.
Chính vì thế, một nhóm nghiên cứu quốc tế củaĐại học Osaka cùng với Đại học Tokyo Metropolitan, Công ty Imec tại Bỉ và Công ty Crimson đã phát triển một thiết bị huấn luyện máy mới với thuật toán có tính đến trạng thái cảm xúc của người nghe để tạo ra những bài hátgợi lên những sắc thái cảm xúc mới.
Theo ScienceDaily, giáo sư Masayuki Numao tại Đại học Osaka chia sẻ rằng:"Hầu hết các tác phẩm âm nhạc được viết bởimáy mócđều dùng các hệ sáng tác tự động. Chúng được lập trình để tạo ra âm nhạc vàlàm điều đó một cách nhanh chóng,hiệu quả. Tuy nhiênmỗi tác phẩm mới lại giống như tác phẩm sáng tác lần trước".
Giáo sư Masayuki Numaoquyết định tăng tính tương tác giữa con người và hệ thống. Con người được nghe nhạc vàthiết bị điện tử sẽ ghi điện não đồ vào khoảng thời gian này. Các máysẽ sử dụngdữ liệu điện não đồ để sáng tác âm nhạc.
Giáo sư Masayuki Numao giải thích: "Chúng tôi cũng đã huấn luyện các robot trên nền tảng âm nhạc hiện tại, nhưng sau đó có bổ sung các dữ liệu sóng não củanhững người thưởng thức âm nhạc vào quá trình huấn luyện". Các nhà khoa học đã xác định được rằng người nghe quan tâm nhiều hơn đến tác phẩm âm nhạc được tạo ra có tính đến sóng não của họ vàhọ yêu thích loại nhạc đó.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng ngày nay con người có thể sáng tạc nhạc bằng những phương pháp ngày càng kỳ lạ. Nhà nghiên cứu người Đan Mạch Andreas Refsgaard cũng đã phát triển ứng dụng Eye Conductor giúp người khuyết tật có thể ghi lại âm nhạc. Giai điệu và nhịp điệu có thể được chọn bằng nét mặt và cử động mắt mà không sử dụng đến tay hoặc lời nói.
Vũ Trung Hương