Đó là kết luận của các chuyên gia ở Trung tâm khoa học và quan hệ quốc tế Belfer tại Đại học Harvard (Mỹ).

Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi chiến lược quân sự toàn cầu

Vũ Trung Hương | 21/07/2017, 19:26

Đó là kết luận của các chuyên gia ở Trung tâm khoa học và quan hệ quốc tế Belfer tại Đại học Harvard (Mỹ).

Các nhà khoa học nói rằng công nghệ mới ngày càng ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của các quốc gia. Các quốc gia phải quyết định được phép sử dụng phần mềm độc hại, các thiết bị bay không người lái và các mạng thần kinh trong các trận chiến như thế nào và ở mức độ nào.

Ấn phẩm WIRED trích dẫn công ước và tuyên bố năm 1899 và năm 1907, do các cường quốc thời đó ký tại hội nghị hòa bình thứ nhất và thứ hai ở The Hague. Ngoài những điều khoản khác thì trong 5 năm, các nước cam kết từ bỏ ném bom và chất nổ từ khinh khí cầu hoặc dùng các phương pháp tương tự.

Với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, nảy sinh một tình thế tương tự - từ các cuộc thảo luận một cách thận trọng về các lực lượng quân sự, các quốc gia khác nhau đang tiến dần đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác. Robot - hacker, tấn công mạng và mạng thần kinh ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế và diễn biến của cuộc chiến tranh tương tự như vũ khí hạt nhân.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng cách thức tiến hành chiến tranh sẽ thay đổi đáng kể trong những năm tới. Số lượng biên chế binh lính trong quân đội sẽ được giảm, thay thế bằng thiết bị bay không người lái.

Các nước sẽ chú ý đặc biệt đến việc bảo vệ đất nước chống lại các cuộc tấn công không gian mạng và thông tin lừa đảo trên mạng. Các mạng thần kinh sẽ tạo ra nhiều thông tin đánh lạc hướng dư luận.

Trong tương lai, các quốc gia sẽ phảitìm kiếm các giải pháp ngoại giao cho các công nghệ tiên tiến và xác định ranh giới có thể chấp nhận được. Các tác giả của báo cáo trên đưa ra khuyến cáo rằng ngay hôm nay nên tính đến việc soạn thảo một bộ các quy tắc ứng xử.

Tuy nhiên, hiện vẫn khó để dự đoán tiến trình lịch sử do ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo. Các nhà phân tích cho rằng nhờ sức mạnh của công nghệ, thậm chí các quốc gia nhỏ và các tổ chức không có quy mô lớn cũng có thể có quyền lực trên vũ đài quốc tế. Các mã phần mềm đang xuất hiện với chi phí hợp lý và đôi khi miễn phí. Hệ đào tạo máy cũng rẻ đi và được hoàn thiện mỗi năm. Tăng cường sức mạnh kỹ thuật số sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc tạo ra và sở hữu vũ khí hạt nhân.

Công nghệ sẽ tăng cường tình trạng mất cân bằng giữa các đối thủ quân sự. Các cuộc tấn công trở nên phức tạp hơn và phần mềm cho việc tiến hành chiến tranh sẽ xuất hiện trên thị trường chợ đen.

Liên Hợp Quốc (LHQ) đã bày tỏ mối quan ngại về các phương pháp mới để tiến hành chiến tranh. Đại diện của LHQ lo ngại rằng những kẻ khủng bố sẽ áp dụng robot sát thủ, và một số chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng như các chuyên gia từng làm việc cho Lầu Năm Góc đều chia sẻ mối quan ngại đó.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi chiến lược quân sự toàn cầu