Bác sĩ Von Hagens là nhân vật gây tranh cãi vì tổ chức nhiều triển lãm về xác người suốt 20 năm qua tại nhiều nơi trên thế giới.

Triển lãm xác người của ‘Tiến sĩ Thần chết’ gây tranh cãi

Đan Thuỳ | 25/03/2021, 15:12

Bác sĩ Von Hagens là nhân vật gây tranh cãi vì tổ chức nhiều triển lãm về xác người suốt 20 năm qua tại nhiều nơi trên thế giới.

Ủy ban Điều tra của Nga, cơ quan chuyên điều tra các vụ phạm tội quy mô lớn hôm 24.3 đã tuyên bố rằng họ sẽ “thực hiện một cuộc thanh tra với những người khởi xướng và tổ chức” triển lãm Body Worlds tại thủ đô Moscow, Nga.

Theo Ủy ban Điều tra, một số cá nhân đã công khai chỉ trích cuộc triển lãm là “vi phạm các giá trị đạo đức” và “xúc phạm đến xu hướng tôn giáo của nhiều tín đồ”. Đây được coi là các tội hình sự tại Nga.

8206894_112320-ktrk-ewn-4pm-hmns-body-worlds-pooja-kdo-vid.jpg
Triển lãm xác người của nhà giải phẫu học Gunther von Hangen - Ảnh: Internet

Cơ quan điều tra cũng đề cập đến một bản kiến nghị trên trang web Change.org, yêu cầu đóng cửa cuộc triển lãm nói trên. Đến nay, bản kiến nghị đã thu được gần 900 chữ ký.

Bản kiến nghị cho rằng cuộc triển lãm “phá hủy đạo đức, luân lý và tinh thần của loài người; đồng thời hạ thấp tiêu chuẩn xã hội, pháp luật xuống mức thời trung cổ”.

Được biết, triển lãm Body Worlds, do nhà giải phẫu học người Đức Gunther von Hangens với biệt danh “Tiến sĩ Thần chết” chủ trì đã khai mạc hôm 12.3. Trước đây, các buổi triển lãm xác người của ông von Hagens đã vấp phải nhiều tranh cãi khi được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới trong suốt 20 năm qua.

86.jpg

Nhà giải phẫu von Hagens lần đầu tổ chức triển lãm về xác người vào năm 1995 tại Nhật Bản. Sự kiện đó cũng được coi là triển lãm quy mô lớn đầu tiên trên thế giới thuộc thể loại này.

Tại triển lãm, các xác người trưng bày đã được xử lý bằng phương pháp "nhựa hóa" (plastination) do nhà giải phẫu học người Đức Gunther von Hagens phát minh năm 1977.

Theo Japan Times, giáo sư von Hagens đã chuyển tới thành phố Đại Liên (Trung Quốc) và mở các trung tâm nhựa hóa xác người và bộ phận cơ thể người ở đó và ở Kyrgystan.

Mặc dù không nhiều người Nhật tỏ ra băn khoăn về các lý do đạo đức liên quan tới các triển lãm xác người và bộ phận cơ thể người, song nhiều tổ chức tôn giáo và cá nhân châu Âu đã lên án gay gắt việc này.

a8865b56d5da0fa284a37ab7a92136d9.jpg

Dư luận châu Âu cho rằng việc triển lãm những cơ thể người thật đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm của thi thể. Không ít ý kiến nghi ngờ việc liệu có chuyện những người hiến xác đã cho phép việc thi thể họ được trưng bày theo cách này.

Ông Hagens cũng từng chia sẻ với báo Bild (Đức) là ông đã lên kế hoạch sẽ dùng chính cơ thể mình để triển lãm sau khi chết. Ông hiện đang bị bệnh Parkinson và đã bàn bạc với vợ ông về chuyện sẽ “nhựa hóa” thi thể ông sau khi qua đời.

tai-xuong.jpeg

Kể từ lần triển lãm đầu tiên của Body Worlds tại Nhật, tới nay triển lãm này đã có mặt tại hơn 50 bảo tàng và các điểm tổ chức sự kiện tại hơn 60 thành phố ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, khiến nó trở thành hoạt động triển lãm lưu động thu hút đông đảo người xem nhất thế giới. Nhiều năm trước, một triển lãm Body Worlds với các xác động vật cũng được mở tại Vienna, Áo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển lãm xác người của ‘Tiến sĩ Thần chết’ gây tranh cãi