Trung Quốc (TQ) kêu gọi các nước không trực tiếp liên quan việc tranh chấp biển Đông thì không nên can thiệp “tạo thêm rối”, là tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị khi nói chuyện với đồng nhiệm Úc Julie Bishop hôm 7.9, theo trang web của Bộ Ngoại giao TQ cho biết ngày 8.9.   

Trung Quốc: Các nước không liên quan việc đòi chủ quyền Biển Đông “chớ nên gây rối”

Một Thế Giới | 08/09/2014, 16:26

Trung Quốc (TQ) kêu gọi các nước không trực tiếp liên quan việc tranh chấp biển Đông thì không nên can thiệp “tạo thêm rối”, là tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị khi nói chuyện với đồng nhiệm Úc Julie Bishop hôm 7.9, theo trang web của Bộ Ngoại giao TQ cho biết ngày 8.9.   

Trong chuyến thăm Úc, ông Vương Nghị còn nói: “TQ hiểu tại sao các nước bên ngoài cuộc tranh chấp lãnh thổ này  bày tỏ sự quan ngại về vụ việc, nhưng hy vọng các nước này giữa một vai trò mang tính chất xây dựng hơn là gây thêm rắc rối”.

Ông Vương Nghị nói: “TQ hiện cùng 10 nước Hiệp hội Đông Nam Á đủ khả năng giải quyết tranh chấp này, và duy trì tự do hàng hải tại một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới này”.

TQ gây căng thẳng cho biển Đông khi hung hăng tuyên bố chủ quyền 90% vùng biển này. TQ còn ngang ngược đưa giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ tháng 5 đến giữa tháng 7 mới rút.

Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Philippines cũng tuyên bố có phần chủ quyền biển Đông. Philippines đang nhờ tòa án quốc tế thụ lý vụ kiện TQ về vấn đề này.

Ông Vương không nói ra tên nước nào, nhưng ám chỉ Mỹ vốn sẵn sàng bảo vệ Philippines về mặt quân sự, theo lời Shen Shishun, nhà nghiên cứu cao cấp của ban an ninh-hợp tác châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện nghiên cứu quốc tế TQ:

“Mỹ giữ vai trò tích cực trong vụ tranh chấp biển Đông này, đồng thời tăng cường quan hệ với các nước đòi chủ quyền như Philippines”.

Cùng ngày 7.9, tàu tuần duyên TQ mang số hiệu Hải cảnh 2149 cũng xâm nhập EEZ của Nhật Bản ở gần quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát, nhưng TQ cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.

Một máy bay của lực lượng tuần duyên Nhật phát hiện vụ này, nêu tàu TQ còn thả 6 sợi cáp xuống biển.

Tại Úc, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng tranh thủ cơ hội nói chuyện an ninh thương mại song phương, để “đá xoáy” một tuyên bố của chính phủ Úc về quan hệ Úc-Nhật.

Đầu năm nay, Thủ tướng Úc Tony Abbott nói Nhật là bạn thân nhất của Úc tại châu Á. Đây là một sự vi phạm quy tắc không xếp hạng các mối quan hệ ngoại giao.

Thông qua người phiên dịch, ông Vương thừa nhận với bà Gibson:

“Có nhiều khác biệt  về xã hội, truyền thống văn hóa, lịch sử, giữa TQ với Úc nhưng không phải là không khắc phục được, và TQ có thể không là bạn thân nhất của Úc vào lúc này, nhưng TQ chắc chắn có thể trở thành người bạn chân thành nhất của Úc”.

Bà Bishop nhẹ nhàng đáp: “Những bất đồng không thể tránh khỏi luôn xảy ra những quan hệ Úc-Trung luôn vững chắc”. Hai ông bà cũng trao đổi vấn đề về an ninh biển Đông và biển Hoa Đông, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, quan hệ quốc phòng.

Bà Bishop tiếp đón ông Vương nhân dịp ông dự cuộc Đối thoại chiến lược-đối ngoại Úc-TQ hàng năm, và cuộc gặp này diễn ra trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Brisbane (Úc) dự hội nghị thượng đỉnh G-20) vào tháng 11 tới.

Ở đó, Úc và TQ có thể ký một thỏa thuận thương mại tự do để tăng cường quan hệ song phương. Úc cũng đã đạt thỏa thuận này với Nhật và Hàn Quốc. 
Trần Trí (theo Bloomberg, The Australian) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc: Các nước không liên quan việc đòi chủ quyền Biển Đông “chớ nên gây rối”