Theo số liệu của Tổng cục Hải quan về tình hình nhập khẩu 6 tháng đầu năm của Việt Nam, trong 5 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính thì có tới 4 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc.

Trung Quốc đang chi phối 4/5 mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam

tuyetnhung | 25/07/2016, 14:58

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan về tình hình nhập khẩu 6 tháng đầu năm của Việt Nam, trong 5 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính thì có tới 4 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc.

4/5 mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc

Theo Tổng cục Hải Quan, 5 nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; vải sợi; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; sắt thép, ô tô nguyên chiếc.

Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 6 tháng/2015 và 6 tháng/2016

Thứ nhất, ở nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, Việt Nam nhập khẩu 2,53 tỉ USD trong tháng 6, tăng 2,2% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng, giá trị nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 13,09 tỉ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch 7,07 tỉ USD, chiếm 54,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ chính cho Việt Nam với gần 4,16 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 31,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Thứ hai là nhóm hàng mặt sợi, trong tháng 6 vừa qua, giá trị nhập khẩu mặt hàng này đạt 911 triệu USD. Tính chung 6 tháng, nhập khẩu vải các loại đạt gần 5,06 tỉ USD, tăng nhẹ 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch hơn 2,63 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Thứ ba là nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy, tính đến hết nửa đầu năm nay, nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 2,53 tỉ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu đạt gần 1,82 tỉ USD, chiếm 72% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Trung Quốc dẫn đầu trong các nhà cung cấp xuất khẩu nhóm hàng này sang Việt Nam với kim ngạch đạt 920 triệu USD, chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Thứ tư là nhóm hàng sắt thép, trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 5,63 triệu tấn, trị giá hơn 2,1 tỉ USD, chiếm 58,3% về lượng và 55,2% về trị giá. Theo sau là Nhật Bản với 1,47 triệu tấn, trị giá 592 triệu USD, chiếm 15,2% về lượng và 15,5% về trị giá.

Đây là nhóm hàng thời gian qua đã được cơ quan chức năng Việt Nam kiểm soát vô cùng chặt chẽ khi thép giá rẻ Trung Quốc liên tục ồ ạt tràn vào, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nội địa, thậm chí còn đẩy nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực đóng cửa. Tính đến hết tháng 6.2016, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 9,66 triệu tấn, trị giá 3,81 tỉ USD, tăng 43,9% về lượng.

Phụ thuộc lớn, bất ổn nhiều!

Không chỉ nhập khẩu lớn từ Trung Quốc, Việt Nam đang ngày càngxuất khẩunhiều sang thị trường này. Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình thực tế hiện nay chỉ raViệt Nam đangxuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản, thủy sản, lúa gạo, khoáng sản tự nhiên sang Trung Quốc với giá rẻ, sau đó nhập các sản phẩm đã qua chế biến và máy móc thiết bị từ Trung Quốc với giá cao.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản (gồm cà phê; hạt điều, gạo, chè, hạt tiêu, hàng rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su) trong 6 tháng/2016.
Có thể thấy, Trung Quốc vẫn là bạn hàng nhập khẩu mặt hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định, việc các doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ trì hoãn sự phát triển của công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, vấn đề thực sự của nhập siêu với Trung Quốc là nhập khẩu từ thị trường này đang trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất (bao hàm cả việc cung cấp công nghệ) của các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ 20% kim ngạch nhập khẩu là hàng tiêu dùng. Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

"Theo đó,Việc tham gia Hiệp định FTA với EU và TPP chính là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm các nhà cung cấp khác hay mời nhà đầu tư mới vào để làm công nghiệp phụ trợ. Yêu cầu của TPP như: xuất xứ nội khối của nguyên phụ liệu may...chính là sức ép để các nước như Việt Nam đưa nền kinh tế vào chu kỳ phát triển hợp lý hơn, tránh phụ thuộc vào một nền kinh tế cụ thể”, ông Doanh nhận định.

Trong một báo cáo phát hành đầu năm nay, công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt với rủi ro từ những biến động lớn trên thế giới, đặc biệt là việc giảm tốc và nguy cơ bất ổn từ Trung Quốc.

Theo VCBS, Việt Nam là nền kinh tế nhỏ và có độ mở lớn nên sẽ nhạy cảm với những biến động trên thị trường thế giới. Do quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khá lớn, nênvớitín hiệu giảm tốc khá rõ rệt của kinh tế Trung Quốc, nước này có thể “xuất khẩu khủng hoảng” sang Việt Nam.

“Vấn đề Trung Quốc được nhìn nhận là yếu tố đáng kể tác động xấu đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2016 và tạo ra thách thức trong việc điều hành chính sách. Theo đó, Việt Nam cần theo dõi sát sao những rủi ro từ Trung Quốc trong năm nay”, VCBS khuyến cáo.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đang chi phối 4/5 mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam