Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà đầu tư Trung Quốc đã chuyển hướng đặt cược vào thị trường đồng.
Thị trường chứng khoán sụp đổ đã khiến các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang đầu tư vào đồng. Động thái này đã khiến các chuyên gia phân tích nhận định rằng thị trường kim loại toàn cầu sẽ bị đe dọa.
Kể từ đầu tháng 7, khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu hạn chế giao dịch chứng khoán thì các giao dịch giao sau chứng khoán ở Mỹ đã giảm 97% xuống còn khoảng 65.000 hợp đồng một ngày, trong khi các giao dịch giao đồng của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, lên gần 710.000 hợp đồng một ngày.
Bởi vì các nhà đầu tư hiện nay phải đối mặt với những trở ngại trong khi họ đặt cược vào thị trường chứng khoán, do đó họ đã chuyển hướng sang thị trường đồng. Họ cho rằng họ có thể tìm thấy một con đường để đặt cược trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các chuyên gia thị trường nhận định.
Sự gia tăng đột ngột trong hoạt động trao đổi hàng hóa của Trung Quốc diễn ra trùng khớp với giá đồng biến động cao và điều này đã thúc đẩy tốc độ giao dịch đồng tăng mạnh trên toàn thế giới.
Kết quả là, sự trỗi dậy của các nhà đầu tư Trung Quốc trong thị trường đồng là một ví dụ mới nhất về sức nặng gia tăng của quốc gia này trong các thị trường tài chính.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đã sử dụng các kim loại vật lý như là một loại tài sản thế chấp đối với các khoản vay của ngân hàng. Điều này càng thúc đẩy nhu cầu về đồng, kẽm và niken. Đặc biệt là góp phần đẩy giá kim loại thế giới tăng cao.
Giờ đây, các quan chức trong lĩnh vực công nghiệp cho rằng lực bán mạnh của đồng giao sau ở Trung Quốc đã khiến giá cả sai lệch đến nỗi mà họ không thể biết được chính xác lượng cung và cầu đối với kim loại được sử dụng trong tất cả mọi thứ từ iPhone đến tủ lạnh.
"Chúng tôi nhìn thấy rằng đồng đang được bán mạnh bởi các nhà đầu tư Trung Quốc khi họ đang bị giới hạn trong thị trường chứng khoán. Có thể đây sẽ là một lối thoát cho họ", David Donora, một chuyên gia giám sát các mặt hàng ở Columbia Threadneedle Investments cho biết.
Tốc độ mua bán đồng gia tăng diễn ra trong bối cảnh các nhà quản lý thị trường đang thắt chặt các khoản vay trong thị trường chứng khoán nhằm nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường này.
Tốc độ giao dịch đồng ở Trung Quốc đã tăng mạnh sau khi các biện pháp điều chỉnh mới được đưa ra. Điều này cũng đã tác động mạnh tới tốc độ giao dịch trên toàn cầu.
Cho tới năm nay, 637 triệu tấn đồng đã được trao tay cho các nhà đầu tư trên thế giới. Đây có thể được xem là mức cao kỷ lục và có khả năng sẽ vượt qua cả mức 737 triệu tấn trong năm 2014. Trong đó, Thượng Hải chiếm 47% lượng giao dịch này.
Ngay cả trong những thị trường năng động, các chuyên gia cũng cho biết rằng, việc các nhà đầu tư bán ồ ạt đồng đã đàn áp giá đồng trên thế giới hiện nay.
Trong những năm gần đây, nguồn cung của đồng đang tỷ lệ nghịch với nguồn cầu. Hàng tồn kho của loại kim loại này đang có nguy cơ ở mức thấp.
"Thật bất ngờ, chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy lượng hàng tồn kho đồng thấp như vậy. Với mức độ này, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy giá đồng tăng cao hơn", Ivan Glasenberg, Giám đốc điều hành của Tập đoàn thương mại khai thác mỏ Glencore PLC cho biết.
Bán tháo đồng đang đặc biệt gây tổn thương cho Glencore PLC. Bởi lẽ, đồng chiếm 20% doanh thu của tập đoàn này trong nửa đầu năm 2015.