Newsweek ngày 11.6 đưa tin một tuần sau khi dỡ bỏ dàn phóng tên lửa HQ-9 và lưới ngụy trang trên đảo Phú Lâm của thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại dàn hệ thống phòng không này.

Trung Quốc lại ngang ngược dàn tên lửa trên đảo Phú Lâm

12/06/2018, 12:25

Newsweek ngày 11.6 đưa tin một tuần sau khi dỡ bỏ dàn phóng tên lửa HQ-9 và lưới ngụy trang trên đảo Phú Lâm của thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại dàn hệ thống phòng không này.

Một dàn tên lửa phòng không ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters

Trước đó, hãng tin Fox News (Mỹ), Fox News từng đưa tin đầu tiên, rằng Trung Quốc đã dàn tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) nhằm tăng khả năng đánh chặn tàu chiến và máy bay Mỹ nếu cần thiết.

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 20.5 cho thấy 2 dàn phóng tên lửa kể trên ở phía bắc đảo Phú Lâm, gần một hệ thống radar, và đều được phủ lưới ngụy trang.

Các loại vũ khí này cũng nhằm cảnh cáo các nước khác đòi chủ quyền Biển Đông. Trung Quốc ngang ngược đặt tên Vĩnh Hưng cho đảo Phú Lâm.

Nhưng các ảnh vệ tinh chụp ngày 3.6 của Công ty tình báo ImageSat International (ISI, của Israel) từng phát hiện hệ thống tên lửa phòng không HQ-9B đã được dỡ bỏ hoặc đưa đi nơi khác. Ảnh chụp cho thấy khu vực từng dàn loại vũ khí này chỉ còn là bãi cát trần trụi.

Đến ngày 11.6, ISI phát hiện dàn tên lửa HQ-9B lại xuất hiện đúng nơi chúng từng được triển khai. ISI nêu sự tái xuất hiện này xác nhận các kết luận của ISI và các nhà phân tích quốc phòng: sự dỡ bỏ HQ-9B chỉ là tạm thời: “Mặt khác, đây sẽ là hoạt động thường xuyên. Nếu vậy, vài ngày nữa chúng ta có thể sẽ lại chứng kiến sự tái triển khai trên cùng khu vực”.

Tên lửa hiện đại cũng bị muối ăn mòn vì dàn trên biển

Ngày 11.6, ông Lý Kiệt nói việc tái triển khai tên lửa HQ-9B có thể cho thấy chúng được dỡ bỏ để bảo trì-sữa chữa trong mùa mưa bão.

Nhà nghiên cứu Colin Koh thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nói các ảnh vệ tinh chỉ ra việc tái triển khai các dàn phóng HQ-9B, một dàn hướng về phía bắc, dàn còn lại huớng về phía đông.

Ông Koh nói HQ-9B có tầm bắn xa, khả năng phòng không hiệu quả, được thiết kế để chống máy bay địch, nhưng chỉ có tác dụng hạn chế đối với tên lửa hành trình bay thấp.

Ông Koh cũng cho rằng việc Trung Quốc tạm rút dàn tên lửa này chỉ để bảo trì-sửa chữa, và việc dàn HQ-9B gần biển khiến chúng dễ bị hư hỏng, khó vận hành vì những yếu tố như cát.

Chuyên gia Koh còn nói chắc chắn sẽ luôn có những đợt “hạ xuống” đối với các vũ khí này: “Có thể chúng được rút về căn cứ ở Hoa lục hoặc qua các cơ sở che giấu kín gần cận, từ đó có thể nhanh chóng tái triển khai chúng. Việc dàn, rút rồi lại dàn dễ thực hiện, vì khoảng cách gần giữa đảo Phú Lâm với tỉnh Hải Nam ở Trung Quốc, và có khả năng dùng máy bay chở chúng bay qua-lại”.

Nhà phân tích quốc phòng cấp cao Timothy Heath, thuộc tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, nói với CNN: “Vì tác động xói mòn của muối và độ ẩm trên đảo, tên lửa HQ-9B phải thường đưa về Hoa lục để bảo trì”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận.

Bắc Kinh "thề" bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ!

Theo Newsweek, sự biến mất của dàn tên lửa hồi đầu tháng 6 chỉ là tạm thời, ngay sau khi hai máy bay ném bom B-52 có thể mang bom hạt nhân đã bay trên quần đảo Trường Sa, vào lúc Mỹ-Trung căng thẳng về vùng Biển Đông tranh chấp.

Theo báo Bưu điện Hoa nam buổi sáng (SCMP), Lầu Năm Góc dùng B-52 để tăng sức ép lên Trung Quốc, đồng thời cân nhắc cử một tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan kết nối đảo này với Hoa lục.

Và vì Mỹ thúc đẩy đồng minh hiện diện quân sự lớn ở Biển Đông, gồm Anh và Pháp cũng tham gia tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) trên vùng biển này để thách thức Trung Quốc.

Đó là lý do Trung Quốc quyết tái triển khai hệ thống tên lửa HQ-9B. Ngày 6.6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh cáo buộc quân đội Mỹ “hành động quân sự hóa trên Biển Đông và kích động gây rối”.

Bà Hoa Xuân Oánh nói: "Tôi hy vọng phía Mỹ có thể giải thích với mọi người: có phải quân sự hóa không khi quý vị đưa các loại vũ khí tấn công như các máy bay ném bom B-52 tới Nam Hải?”.

Nam Hải là tên Trung Quốc gọi Biển Đông. Bà Hoa Xuân Oánh còn khẳng định Trung Quốc sẽ thực hiện bất kỳ điều gì cần thiết để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ: "Trung Quốc sẽ không sợ bất cứ tàu quân sự hay máy bay nào. Chúng tôi thậm chí sẽ kiên quyết hơn trong các bước đi cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước, bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực Nam Hải".

Bộ trưởng Mỹ cảnh cáo hành động ngang ngược của Trung Quốc

Các hành động ngang ngược của Trung Quốc đã khiến quan chức Mỹ giận dữ, lập tức hủy lời mời Trung Quốc giam gia cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC.

Trong bài phát biểu ở Diễn đàn đối thoại Sangri-La 2018 (SLD) hồi cuối tuần qua ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố: “Bất chấp Trung Quốc nói điều ngược lại, việc dàn các loại vũ khí này liên quan trực tiếp sử dụng quân sự nhằm dọa nạt, o ép” các nước trong khu vực.

Bộ trưởng Mattis còn nói chính phủ Mỹ quyết định hủy lời mời Trung Quốc dự RIMPAC 2018 (tổ chức mùa hè này) là “phản ứng ban đầu” với hoạt động quân sự hóa đảo Phú Lâm của Trung Quốc.

Ông khẳng định hành động của Mỹ là “một kết quả tương đối nhỏ”, nhưng trong tương lai, Trung Quốc có thể phải đối mặt với những trừng phạt mạnh mẽ hơn.

Theo Fox News, ngay sau khi bị hủy lời mời, Trung Quốc tuyên bố nhóm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh “đạt đến giai đoạn đầu khả năng chiến đấu”. Gần đây, chiếc tàu sân bay này đã được đưa đến Biển Đông để phô trương sức mạnh.

Lầu Năm Góc nói hành động khiêu khích của Trung Quốc đã gây căng thẳng ở vùng Biển Đông, nhiều năm sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình hứa không quân sự các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.

Reuters ngày 3.6 đưa tin Mỹ đang cân nhắc tăng cường tuần tra FONOP gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép và quân sự hóa trên Biển Đông.

Kế hoạch này có thể gồm tuần tra lâu hơn, triển khai nhiều tàu chiến hơn, hoặc hoạt động giám sát thật gần các chốt quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Trung Trực (theo Newsweek, SCMP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lại ngang ngược dàn tên lửa trên đảo Phú Lâm