Theo tờ Wall Street Journal, chính phủ Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy chương trình tăng tỷ lệ của cái gọi là "cổ phần quản lý của nhà nước" trong các công ty công nghệ thông tin. Trên thực tế, đó là quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân với quy mô chưa từng thấy.
Tất cả đều quen với tình hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động bùng nổ ở Trung Quốc. Đặc biệt, điều đó liên quan đến các gã khổng lồ về công nghệ thông tin (CNTT) như Baidu, Alibaba, Huawei, Tencent, Weibo và những công ty khác không kém phần tiên tiến so với các tập đoàn ở Thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, chính sách của nhà nước Trung Quốc gần đây ngày càng siết chặt lại. Đặc biệt, vào mùa xuân năm 2016, chính phủ đã áp dụng một chương trình đưa cái gọi là "cổ phần quản lý của nhà nước" vào các công ty tư nhân.
Điều đó có nghĩa là nhà nước được đại diện bởi một cơ quan giám sát nào đó mua 1% cổ phần của công ty và đổi lại công ty có nghĩa vụ phải đưa vào hội đồng quản trị một quan chức chính thức có quyền phủ quyết mọi quyết định. Điều này là vô nghĩa, vì 1% không cho đại diện bất cứ điều gì, ngoại trừ quyền chia cổ tức. Một năm trước, mọi người khá hoài nghi về kế hoạch này, nhưng chính phủ dường như đã nghiêm túc tính đến việc quốc hữu hóa.
Với giá trị tuyệt đối, 1% cổ phần là rất nhiều. Ví dụ, việc mua 1% cổ phần của Tencent sẽ có giá 4 tỉUSD. Tuy nhiên, theonguồn tin của tờ báo trên, dưới áp lực của cơ quan chức năng, công ty có thể "tặng" cổ phần cho chính phủ. Về bản chất, điều này có nghĩa quốc hữu hóa.
Được biết, Tencent, công ty sở hữu mạng chat QQ phổ biến nhất ở Trung Quốc (800 triệu người sử dụng), đã loại bỏ hai chatbot trực tuyến - BabyQ và Xiaobing khỏi các ứng dụng của mình.
Vũ Trung Hương