Tập đoàn khách sạn Marriott International sẽ mua lại đối thủ Starwood Hotels & Resorts Worldwide và tạo nên chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới.

Trung Quốc thất bại trong vụ thâu tóm thương hiệu khách sạn Sheraton

Một Thế Giới | 17/11/2015, 17:23

Tập đoàn khách sạn Marriott International sẽ mua lại đối thủ Starwood Hotels & Resorts Worldwide và tạo nên chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới.

Theo hãng tin Reuters, Tập đoàn khách sạn Marriott International sẽ mua lại đối thủ Starwood Hotels & Resorts Worldwide với giá 12,2 tỉ USD để hình thành nên chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới với các thương hiệu hàng đầu như: Sheraton, Ritz Carlton.
Đây được xem là một trong những thương vụ thâu tóm lớn nhất kể từ khi tập đoàn Blackstone Group LP mua lại thương hiệu Hilton Worldwide với mức giá 26 tỉ USD năm 2007.
Sau khi được hợp nhất, công ty mới sẽ bao gồm hơn 5.500 khách sạn với 1,1 triệu phòng trên toàn thế giới. Như vậy, Marriott sẽ hiện diện nhiều hơn trên các thị trường như châu Âu, Mỹ Latin và châu Á, trong đó có thị trường Ấn Độ và Trung Quốc.
Khoảng 3/4 số phòng của Marriott sẽ tập trung ở Mỹ. Khoảng một nửa số phòng của Starwood - tập đoàn có trụ sở tại Stamford, bang Connecticut, Mỹ, sẽ nằm ngoài thị trường Bắc Mỹ nhưng doanh thu ở các thị trường bên ngoài lại chiếm 2/3 năm 2014.
"Thành công của chúng tôi đã được thúc đẩy bởi khả năng dự đoán thay đổi của chúng tôi trong thị trường", Giám đốc điều hành Marriott - Arne Sorenson, người sẽ dẫn dắt công ty mới, cho biết trong cuộc họp ngày 16.11.
Khi kết quả được công bố, cổ phiếu của Starwood lúc đóng cửa giảm 3,6%, xuống mức giá 72,27 USD/cổ phiếu ngày 16.11. Cổ phiếu của Marriott giảm 1,3%, còn 71,65 USD/cổ phiếu. Dựa trên mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 13.11, Starwood có giá trị 12,67 tỉ USD. 
Được biết, trước đó đã có 3 công ty của Trung Quốc là: Shanghai Jin Jiang International Hotels, HNA Group, và Quỹ Đầu tư Quốc gia Trung Quốc China Investment Corp., đã tham gia vào thương vụ thâu tóm tập đoàn khách sạn Starwood Hotels & Resorts Worldwide Inc. Tuy nhiên, kết quả chỉ ra tập đoàn này đã về tay Marriott và các công ty của Trung Quốc đã thất bại.
Tuyết Nhung (theo Reuters)
Bài liên quan
Lý giải tâm lý 'Bắc Tràng Tiền, Nam Đồng Khởi' khi các thương hiệu toàn cầu đến Việt Nam
Đặt chân đến Việt Nam, những thương hiệu toàn cầu luôn ưu tiên lựa chọn những tuyến phố biểu tượng, từ Tràng Tiền giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội đến Đồng Khởi tại “trái tim” TP.HCM để đặt văn phòng, trụ sở nhằm hưởng lợi tối đa từ vị trí độc tôn của các “tuyến phố kim cương”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc thất bại trong vụ thâu tóm thương hiệu khách sạn Sheraton