Trong khi các nhà sản xuất Úc có thể không bán được than với giá như trước đây nhưng Trung Quốc cũng đang bị buộc phải mua than chất lượng thấp hơn với giá cao hơn.

Trung Quốc trừng phạt kinh tế Úc: Tự rút súng bắn chân mình

Anh Tú | 17/05/2021, 17:10

Trong khi các nhà sản xuất Úc có thể không bán được than với giá như trước đây nhưng Trung Quốc cũng đang bị buộc phải mua than chất lượng thấp hơn với giá cao hơn.

Có một điều chắc hẳn sẽ gây thất vọng lớn cho các quan chức của Trung Quốc là: khát vọng thành công kinh tế đang lấn át nỗ lực của họ trong việc trừng phạt Úc. Trung Quốc thực sự muốn Úc trả giá vì những bình luận trực diện của Úc về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.

Mặc dù các biện pháp trừng phạt đối với lúa mạch, rượu vang, tôm hùm, than đá và các sản phẩm khác đã có tác động tới Úc, nhưng khoảng trống đó đã được bù đắp nhiều hơn bởi nhu cầu vô độ của Trung Quốc đối với quặng sắt và LNG (dầu khí) trong khi giá cả các nguồn tài nguyên này lại tăng vọt.

Nếu đây là một cuộc chiến tranh thương mại, thì Úc đang giành chiến một cách khá hiển hách. Giá quặng sắt đã tăng trên 200 USD / tấn và giá LNG đã phục hồi từ đại dịch lên mức của 2 năm trước đây.

Về than, các nhà sản xuất Úc đã đáp trả lệnh cấm của Trung Quốc bằng cách chuyển xuất khẩu của họ sang nơi khác, đặc biệt là sang Ấn Độ. Trong khi các nhà sản xuất Úc có thể không bán được than với giá như trước đây nhưng Trung Quốc cũng đang bị buộc phải mua than chất lượng thấp hơn với giá cao hơn. Chỉ các đối thủ cạnh tranh của Úc được hưởng lợi từ việc mua than chất lượng cao của Úc với giá thấp hơn.

Không phải là Trung Quốc đã không gắng làm điều gì để thoát phụ thuộc vào quặng sắt và LNG của Úc. Tháng trước, họ đã công bố một loạt thay đổi về thuế quan đối với nguyên liệu thô được sử dụng trong ngành thép của mình để khuyến khích nhập khẩu gang thép và thép phế thải, cùng với các động thái giảm sản lượng thép trong nước và khuyến khích sản xuất quặng sắt trong nước.

Trong bối cảnh sản lượng thép đạt kỷ lục - một yếu tố giúp Trung Quốc thành công trong việc phục hồi nhanh chóng sau cơn đại dịch tồi tệ nhất năm ngoái - thì các biện pháp trên có thể chỉ có tác dụng khiêm tốn.

Về lâu dài, thép phế liệu có thể có vai trò quan trọng hơn trong ngành thép của Trung Quốc trông bối cảnh Trung Quốc muốn tăng gấp đôi sản lượng từ các lò điện hồ quang trong vòng 4 hoặc 5 năm tới. Thế nhưng, tham vọng của họ sẽ chỉ ảnh hưởng khiêm tốn đến nhu cầu về quặng sắt và theo đó là giá quặng sắt trong trung hạn.

Cùng với việc áp chế giao dịch quặng sắt kỳ hạn vào tuần trước - các nhà chức trách tuyên bố sẽ trừng phạt hành vi thao túng thị trường - các hành động này đã giúp giá quặng sắt giảm nhẹ, từ hơn 230 USD / tấn xuống còn khoảng 210 USD / tấn. 

Việc mua quặng ở Brazil cũng không dễ dàng nữa khi nhu cầu của Brazil để tái thiết sau sự cố vỡ đập và phục hồi kinh tế, khá cao. Ngay cả khi có thể phát triển các nguồn cung cấp mới, với nguồn tài nguyên Simandou khổng lồ ở Guinea, cũng sẽ có chi phí cao hơn (phát triển cơ sở hạ tầng cho Simandou có thể tiêu tốn khoản tiền tốt nhất là 20 tỉ USD) và Trung Quốc còn phải chờ gần một thập kỷ nữa. Và khi nguồn cung ở Guinea sẵn sàng, nó cũng chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu hiện cần của Trung Quốc.

Các nhà sản xuất than quặng của Úc - Rio Tinto, BHP và Fortescue - là những nhà sản xuất với chi phí thấp và có lợi thế chi phí đáng kể so với Brazil do vị trí địa lý gần Trung Quốc dẫn đến chi phí vận chuyển thấp hơn.

Chuyện LNG có những vấn đề khác nhau. Úc gần như kề vai sát cánh với Qatar với tư cách là nhà sản xuất hàng đầu thế giới khi Trung Quốc tìm đến LNG để giảm sử dụng than.

Trung Quốc có thể mua thêm LNG từ Qatar và Mỹ (nước này có cam kết theo thỏa thuận đình chiến thương mại thời Trump là mua thêm LNG từ Mỹ, đang đàm phán với Qatar về việc nhận vốn cổ phần trong dự án mới lớn nhất thế giới và đang mở rộng mối quan hệ với Turkmenistan) nhưng LNG là một mặt hàng được giao dịch quốc tế và nhu cầu ở Châu Á Thái Bình Dương đủ mạnh để hàng hóa của Úc được tái triển khai ở những nơi khác, điều giống như đã từng xảy ra đối với than.

Một yếu tố phức tạp là các công ty năng lượng nhà nước của Trung Quốc có cổ phần lớn , trị giá hàng tỉ USD trong các công ty con ký hợp đồng dài hạn với các nhà xuất khẩu LNG lớn của Úc. Do vậy việc gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Úc sẽ gây thiệt hại cho các DNNN của chính Trung Quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
7 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc trừng phạt kinh tế Úc: Tự rút súng bắn chân mình