Trang Foxtrot Alpha (Mỹ) ngày 15.10 nêu hải quân Mỹ tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam là để cảnh cáo Trung Quốc bởi "họ không thể tùy tiện thay đổi luật hàng hải quốc tế".

Trước khả năng Mỹ tuần tra biển Đông, Trung Quốc tìm cách trấn an ASEAN

Một Thế Giới | 16/10/2015, 16:41

Trang Foxtrot Alpha (Mỹ) ngày 15.10 nêu hải quân Mỹ tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam là để cảnh cáo Trung Quốc bởi "họ không thể tùy tiện thay đổi luật hàng hải quốc tế".

Hải quân Mỹ tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam bởi TQ đã xây dựng trái phép các đảo nhân tạo của quần đảo này nhằm thỏa mãn yêu sách chủ quyền hầu như toàn bộ biển Đông.

Trang tin Mỹ viết ngay cả nếu như Mỹ có công nhận các đảo nhân tạo là của TQ cùng yêu sách ngang ngược của TQ chăng nữa, Mỹ vẫn có thể tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo này, vì Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải.
Mỹ sẽ dùng khu trục hạm hay LCS để tuần tra? 

Foxtrot Alpha nêu nay xem ra Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đang chọn cách đối phó tình hình ngày càng bất ổn này. Lựa chọn phổ biến nhất là hải quân Mỹ đưa một tàu chiến nổi đến tuần tra quanh các đảo nhân tạo.

Nếu chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama sớm phê duyệt kế hoạch, nhiều khả năng khu trục hạm Lassen (DDG-82) lớp Areligh Burke sẽ đảm nhiệm tuần tra quanh quần đảo Trường Sa trong nhiều tháng.

Cách khác là giao một tàu chiến cận duyên (LCS) từ Singapore đến thi hành nhiệm vụ tuần tra. Nhưng nếu cử một chiếc LCS sẽ là phát một thông điệp mềm mỏng hơn đến TQ.

Đô đốc Mỹ John Richardson, lãnh đạo hoạt động hải quân Mỹ (CNO) tuyên bố: “Mỹ là một thế lực toàn cầu, có lực lượng hải quân đến toàn thế giới… và mọi người chớ nên bất ngờ khi chúng tôi sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép. Chúng tôi thực hiện việc này khắp thế giới. Chúng tôi thường có mặt ở biển Đông, và chúng tôi xem là một phần thực hiện quyền quốc tế ở các vùng biển quốc tế”.

Hai quan My tuan tra gan quan dao Truong Sa
Tàu chiến Mỹ
 TQ sẽ đối phó
Foxtrot Alpha nhận định dù ông Richardson nói đúng, vẫn cần cân nhắc về chiến dịch tuần tra này. TQ cực kỳ nhạy cảm với tàu chiến, máy bay Mỹ và các nước khác áp sát các đảo nhân tạo mà họ đã xây trái phép.

Nếu một khu trục hạm Mỹ vào vùng này, TQ sẽ lu loa rằng Mỹ leo thang quân sự. TQ từng cảnh báo về những hoạt động như vậy trong khi giới truyền thông TQ lớn tiếng kêu gọi chính phủ phản ứng mạnh.

TQ sẽ làm gì để chống tàu chiến Mỹ tuần tra quanh các đảo nhân tạo, làm cách nào để không phải bắn vào một tàu chiến Mỹ?

Theo Foxtrot Alpha, TQ có thể tung tàu cá chặn đường đi của tàu chiến Mỹ và gây rối. Họ cũng có thể bật radar theo dõi hoặc tung nhiều tàu tuần duyên lớn để liên tục phát loa cảnh cáo.   

Nhưng mặc kệ TQ áp dụng chiến thuật nào, nếu được lệnh, tàu hải quân Mỹ sẽ tiến đến gần các đảo nhân tạo trên biển Đông, và căng thẳng sẽ gia tăng.  

Điều có thể xảy ra là các đảo nhân tạo có thể sớm được TQ vũ trang mạnh: chiến đấu cơ, máy bay tuần tra biển, tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không cùng nhiều trang bị khác.

Tư thế “sẵn sàng trên trận địa” này sẽ giúp  TQ ngang ngược cấm máy bay, tàu bè các nước khác tiếp cận biển Đông, một tuyến hàng hải quan trọng của thế giới. Họ cũng có thể kiểm soát nguồn năng lượng được cho là “khổng lồ” và nguồn cá của vùng biển này.

TQ cũng có những hành vi bắt nạt các nước láng giềng trong chuyện tranh chấp biển Đông. Họ đóng nhanh nhiều “tàu tuần tra” tầm xa có khả năng hoạt động hải quân nhằm đòi chủ quyền biển Đông.  

Thời gian gần đây, máy bay tuần tra biển Mỹ bay gần các đảo của TQ cũng khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng. Có tin TQ toan tính chặn máy bay không người lái RQ-4 Global Hawks của không quân Mỹ hoạt động trên không phận biển Đông.
Ngày 16.10 tại Bắc Kinh,  Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn nói TQ chỉ muốn quan hệ tốt đẹp với Đông Nam Á, khi ông ta chủ trì một cuộc gặp không chính thức với người đồng cấp của 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Reuters bình luận, cho rằng ông Thường tìm cách trấn an các nước ASEAN vốn lo ngại tình hình khu vực sẽ bất ổn do những hành vi hung hăng của TQ trên biển Đông.
Ông Thường nói hiện tình hình khu vực nói chung ổn định, nhưng sức ép kinh tế suy thoái đang đè nặng, những thách thức an ninh đang tăng, ám chỉ nỗi đe dọa từ các nhóm khủng bố.

Ông nói TQ sẵn sàng làm việc với ASEAN để tăng cường hợp tác quân sự, cùng duy trì ổn định và hòa bình khu vực. TQ phủ nhận chuyện quân sự hóa biển Đông, nói việc xây dựng trên các đảo nhân tạo nhằm mục tiêu dân sự. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đe rằng sẽ không ngồi yên nếu có nước nào mượn quyền tự do hàng hải để vi phạm lãnh hải TQ.

Vĩnh Thụy (theo Foxtrot Alpha, Reuters)
>> Kỳ 40: Nixon - Kissinger và Sihanouk với toan tính cuối đời của Mao Trạch Đông...
>> Singapore xử lý nghiêm cửa hàng điện thoại côn đồ lừa du khách Việt
>> Ông bầu của Ngọc Trinh, Khắc Tiệp coi thường pháp luật hay giả vờ không biết?
>> Đánh chết bạn tù vì chỗ ngồi xem tivi
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trước khả năng Mỹ tuần tra biển Đông, Trung Quốc tìm cách trấn an ASEAN