Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chủ trương tạo điều kiện cho các DN đứng ra thương lượng để mua vắc xin là rất quan trọng.

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tạo điều kiện cho DN thương lượng mua vắc xin rất quan trọng

Lam Thanh | 27/05/2021, 10:05

Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chủ trương tạo điều kiện cho các DN đứng ra thương lượng để mua vắc xin là rất quan trọng.

Đề xuất 5 giải pháp liên hoàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra quan điểm, tinh thần chỉ đạo mới: “Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công”. Bên cạnh đó, Thủ tướng khẳng định tinh thần kiên định thực hiện mục tiêu kép.

covid.jpg
Tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế" 

Tại cuộc tọa đàm “Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, Ông Lê Thanh Vân, ĐBQH khóa 13, 14 cho rằng chỉ tiêu 6,7% tăng trưởng mà Ngân hàng Thế giới dự báo đối với Việt Nam dựa trên tính toán ở trạng thái tĩnh, còn chúng ta lại đang bàn ở trạng thái động.

Theo ông Vân, nói đến động lực, yếu tố cấu thành tăng trưởng, cần tính tới 5 yếu tố: Một là vốn (tài lực, vật lực), hai là thể chế, ba là công nghệ, bốn là nhân lực, năm là văn hóa. Yếu tố tăng trưởng tác động đến biểu đồ lên xuống của nền kinh tế tùy thuộc vào cách sử dụng các công cụ, yếu tố này.

“Thế giới ngày nay không coi trọng yếu tố vốn là quyết định mà nhấn mạnh yếu tố công nghệ, ở đâu có công nghệ đi đầu thì ở đó có sự bứt phá ngoạn mục về kinh tế. Ai là người sử dụng công nghệ? Đó vẫn là con người.

Theo tôi, tác động đến tăng trưởng là phải kích hoạt đồng bộ cả 5 yếu tố, nhưng hai yếu tố quan trọng nhất là con người và công nghệ”, ông Vân nói.

Ông Vân nhận định kết quả đạt được trong phòng chống dịch năm 2020 là rất đáng ghi nhận. Vừa rồi tại kỳ họp Quốc hội, tổng kết nhiệm kỳ, tôi đã đưa ra 3 bài học: Chủ động, chủ công, tự chủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đi theo cách chủ động, chủ công và cả chủ lực nữa.

Về bối cảnh COVID-19, theo ông Vân, nếu Việt Nam kiểm soát được COVID-19 thì “mục tiêu tăng trưởng 6,7% tất nhiên là xa nhưng không có nghĩa là chúng ta không với tới”.

Cũng theo ông Lê Thanh Vân, trước đây chúng ta bao vây, truy vết, xử lý khi chưa có bài học phòng chống COVID, thế giới chưa có vắc xin, lúc đó là phù hợp. Còn bây giờ, bối cảnh là biến chủng lan nhanh, độc lực mạnh hơn, chúng ta không thể duy trì mãi bao vây, cô lập như thế nữa nên tinh thần của Thủ tướng là chủ động tấn công, nhưng không phải lúc nào cũng là tấn công mà phải hài hòa giữa phòng thủ và tấn công.

Theo đó, phải thay đổi phương thức, từ chỗ bao vây, truy vết, xử lý sang lấy miễn dịch cộng đồng để đối phó với lây lan cộng đồng.

Theo ông Vân, có 5 giải pháp liên hoàn. Thứ nhất là thay đổi biện pháp cách ly, lấy cách ly cá nhân tại chỗ làm trọng; hai là tiêm vắc xin cho tối thiểu 60-70% dân số; ba là duy trì liên tục 5K; bốn là tăng cường tính kỷ luật của mỗi công dân cùng với cộng đồng, cùng với cả nước, tình trạng vô kỷ luật, không chấp hành nghiêm pháp luật có thể phá vỡ thế trận; cuối cùng là kết hợp y học dân tộc và y học hiện đại. Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây thuốc nam có thể hỗ trợ quá trình tạo ra những kháng chất chống lại COVID-19. Cái này là nhiệm vụ của ngành y.

Chuyển đổi chiến lược phòng chống COVID-19 rất đáng ghi nhận

Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, thực chất phản ứng chính sách của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép, trước hết là trong việc chống COVID bởi vì phòng chống COVID là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế, không chỉ là để ổn định đời sống nhân dân.

“Có những chuyển đổi về chiến lược phòng chống COVID rất đáng ghi nhận. Thủ tướng đã tập trung vào vắc xin là ưu tiên số 1 và trở thành trọng tâm của toàn bộ cố gắng của Chính phủ”, ông Dũng nói.

Theo chuyên gia này, Việt Nam đang đi theo chiến lược gọi là phát hiện, tiêm phòng… Từ trước đến nay, rõ ràng là ưu tiên về tiêm chủng chưa được đặt lên hàng đầu. Còn bây giờ nó được đặt lên hàng đầu và tôi đánh giá cao quyết định của Thủ tướng là huy động các nguồn lực của xã hội để có được đủ vắc xin.

Lý do là vì ngân sách của Việt Nam hạn chế, ngoài hạn chế còn là thủ tục tiêu tiền ngân sách: Thủ tướng trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên để hoàn thành thì cũng mất nhiều thời gian. Phản ứng nhanh và huy động cả nguồn lực cả xã hội là cách làm tôi cho là rất hợp lý.

“Chúng ta sẽ thấy huy động nguồn lực không chỉ nâng cao khả năng mua của đất nước ta, mà còn tạo nên sự gắn kết xã hội rất tốt, bởi đây không còn là việc của nhà nước nữa, đây là việc của toàn bộ xã hội và chia sẻ, đồng thời cũng nâng vị thế của các doanh nghiệp lên. Điều này rất quan trọng”, ông Dũng cho hay.

Cũng theo ông Dũng, chủ trương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng ra thương lượng để mua vắc xin là rất quan trọng.

“Nếu giao cho Bộ Y tế mua thì Bộ không phải là một thiết chế có thể thương lượng được bởi đây là cơ quan rất kỹ thuật về chăm sóc sức khoẻ. Phát triển năng lực thương lượng để mua bán thì quả thực các doanh nghiệp mới làm được, những hãng bán cho chúng ta cũng là những doanh nghiệp. Thành thử nếu được Thủ tướng giao trách nhiệm mua thì tôi nghĩ vẫn nên đặt các DN trong ngành y tế, ai có thể mua được rẻ hơn, ai có thể thương lượng được điều kiện tốt hơn thì xúc tiến.

Những nơi rủi ro lớn, trách nhiệm không thể thấy rõ được thì Nhà nước nên làm còn những nơi động lực thị trường mạnh thì nên khai thác động lực của thị trường.

Người nghèo, đội ngũ tiên phong đi phòng chống COVID, lực lượng công an, quân đội, thậm chí ưu tiên cho công nhân của các khu công nghiệp được tiêm chủng bởi vì đó là nền tảng kinh tế của chúng ta nhưng là những người không phải thu nhập quá cao. Nếu chúng ta phát huy cơ chế này thì nguồn lực sẽ đến rất nhanh”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, một định hướng nữa mà Chính phủ phải nghiên cứu là bây giờ F1 nhiều thì chúng ta sẽ cách ly ở nhà, rất nhiều nước làm. Nhưng nếu chúng ta tính 75% F1 sẽ dương tính, thì chúng ta đã tính bao nhiêu gia đình có phòng cách ly riêng để không lây cho người nhà. Đó là những số liệu chúng ta phải có trước khi ban hành chính sách thì mới là Chính phủ kỹ trị.

“Tôi lấy ví dụ, một gia đình mà một người dương tính còn 2 người có kháng nguyên, nghĩa là 2 người đó đã nhiễm và đã khỏi bệnh. Có bao nhiêu trường hợp như vậy? Nếu chúng ta xét nghiệm rộng thì sẽ biết được có bao nhiêu trường hợp nhiễm rồi mà khỏi. Thực chất lây nhiễm trong cộng đồng, tồn tại trong cộng đồng là bao nhiêu?

hững số liệu đó hết sức quan trọng để chúng ta có những phản ứng chính sách phù hợp bởi vì cuối cùng lại thì không phải chuyện chúng ta đổ nguồn lực ra thế này để khoanh vùng mà chúng ta phải làm thế nào hiệu quả nhất. Chỉ có các số liệu, các chứng cứ khách quan mới giúp ta các chính sách đó”, ông Dũng nói.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tạo điều kiện cho DN thương lượng mua vắc xin rất quan trọng