Là một trong những ngành có vai trò, vị trí như trụ đỡ của nền kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp vẫn còn đứng trước nhiều thách thức cần chủ động ứng phó.

TS Nguyễn Văn Lạng: Nông nghiệp Việt Nam cái gì cũng có nhưng cái gì cũng... thiếu

tuyetnhung | 22/09/2019, 06:59

Là một trong những ngành có vai trò, vị trí như trụ đỡ của nền kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp vẫn còn đứng trước nhiều thách thức cần chủ động ứng phó.

Chỉ ra những khó khăn và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam với PV báo Một Thế Giới, TS Nông nghiệp - Nguyễn Văn Lạng cho biết thách thức lớn nhất là hiện nay nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì cách thức hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, kiểu hộ gia đình... dẫn đến tình trạng "cái gì cũng có, cái gì cũng thiếu", "không ra tấm ra món".

Cụ thể, sản xuất nông hộ, phát triển trang trại nhỏ lẻ, thủ công, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và may rủi, không tích tụ được ruộng đất cho sản xuất lớnvẫn chiếm phần lớn trong các hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy dẫn đến việc không có nhiềudoanh nghiệp lớn trong trồng trọt, chế biến nông sản, sản xuất thiết bị, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, cơ chế tổ chức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp cònchậm và vướng do Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ hai là khoa học công nghệ áp dụng vào nền nông nghiệp chưa có đột phá. Hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp còn quá khiêm tốn. Sản xuất vẫn là kinh nghiệm, may rủi, hội chứng đám đông: “được mùa - mất giá”, “trồng - chặt”, “nuôi - bỏ”.

Thu hoạch nông sản, giết mổ gia súc chủ yếu là thủ công. Chế biến phơi sấy không đảm bảo, không đúng quy trình. Hàng hóa kém phẩm chất, mốc, thối, lẫn tạp chất. Chế biến nông sản chủ yếu bằng công nghệ cũ, lạc hậu, chế biến thô để bán. Không có thương hiệu trên thị trường quốc tế mặc dù nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đứng trong top đầu thế giới.

Thứ ba là rừng tự nhiên bị tàn phá đến mức báo động khiến thiệt hại nặng nề vì thiên tai. Trên biển đã có siêu bão; lũ tại đồng bằng sông Cửu Long đang lên cao nhất sau 7 năm, dự báo năm nay nước lũ sẽ lên vượt báo động 3. Không chỉ thiên tai, hạn hán, bão lũ ngày càng bất thường mà hiện nay nông dân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với khó khăn về thị trường tiêu thụ, rồi dịch bệnh hoành hành trở lại. Thiên tai bất thường cũng đồng hành với nguy cơ bệnh tật sẽ phát triển với xác suất cao.

"Nhiều dòng sông thiếu nướcvào mùa khô, đầy ngập nướcvào mùa mưa. Do phát triển thủy điện và thủy lợi, chưa phối hợp biện chứng hữu cơ với nhau, do đối kháng về quyền lợi nên không điều tiết được nước tưới, nước tiêu, và dẫn đến xâm nhập mặn càng ngày càng lớn. Các rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ nông nghiệp không đáp ứng được cho chính nông nghiệp Việt Nam", TS Lạng nhận định.

Thứ tư là ô nhiễm môi trường nông nghiệp đáng báo động. Việc bón phân, tưới nước theo nhu cầu cây trồng dẫn đến việc lãng phí hàng tỉ USD/năm, gây ô nhiễm đất, thay đổi môi trường đất (có nơi độ PH chỉ còn 3,5-4), kết cấu đất thay đổi, dư lượng kháng sinh, độc tố trong đất, trong nông sản quá mức cho phép. Ví dụ như người dân Tây Nguyên bón phân, phun thuốc cho cà phê, tiêu, rau, quả; hay người Lục Ngạn phun thuốc cho vải thiều...

Bên cạnh đó, các làng nghề, các khu công nghiệp chế biến nông hải sản, thực phẩm, các trại chăn nuôi, các ao hồ nuôi thủy sản đều ô nhiễm với các chỉ số nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), Coliform, nitơ tổng quát, phốt pho tổng quát, mê tan,… rất cao.

Đặc biệt, TS Nguyễn Văn Lạng cho rằng những thách thức, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn hiện hữu là vậy, nhưng bộ máy quản lý nhà nước không hiệu quả. Cụ thể là cơ quan nghiên cứu, đào tạo quá nhiều nhưng không sâu, không có công trình khoa học tầm cỡ quốc tế trong nông nghiệp. Không có các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để hoạch định chính sách, kiểm định chính sách, để đưa ra các ý kiến, công trình làm thay đổi tình hình...

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Văn Lạng: Nông nghiệp Việt Nam cái gì cũng có nhưng cái gì cũng... thiếu