Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng nếu doanh nghiệp nhập hàng nguyên chiếc từ nước ngoài về rồi dán nhãn “Made in Vietnam” thì đó là hành vi gây hiểu nhầm, lừa đảo người tiêu dùng.

TS Vũ Tiến Lộc: Nhập nguyên chiếc hàng nước ngoài rồi dán mác ‘Made in Vietnam’ là lừa đảo

26/06/2019, 10:18

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng nếu doanh nghiệp nhập hàng nguyên chiếc từ nước ngoài về rồi dán nhãn “Made in Vietnam” thì đó là hành vi gây hiểu nhầm, lừa đảo người tiêu dùng.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trao đổi với báo giới bên lề diễn đàn VBF - Ảnh: LT

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đã có những đánh giá xung quanh bê bối “hàng Tàu nhãn Việt” của Công ty Asanzo Việt Nam.

Trao đổi với báo giới bên lề buổi họp báo công bố chương trình Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019 (VBF 2019), ông Vũ Tiến Lộc cho rằng một sản phẩm dù 100% nguyên liệu nước ngoài nhưng được doanh nghiệp trong nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng thì vẫn có thể được xem là có xuất xứ Việt Nam, thậm chí là “Made in Vietnam”.

Tuy nhiên, theo ông Lộc, “nếu chỉ dùng vài cái ốc vít gắn cái nọ vào cái kia để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không được xem là chế biến cơ bản, không được xem là xuất xứ Việt Nam”, ông Lộc nhấn mạnh.

Ông Lộc cũng khẳng định nếu doanh nghiệp nhập hàng nguyên chiếc từ nước ngoài về rồi dán nhãn “made in Vietnam” thì đó là hành vi gây hiểu nhầm, lừa đảo người tiêu dùng.

“Hành vi đó là cạnh tranh không lành mạnh, là lừa dối khách hàng. Điều này đi ngược lại và là lực cản đối với việc thực hiện chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ông Lộc nói.

Theo Chủ tịch VCCI, điểm yếu của hệ thống pháp luật hiện nay là chưa được ra được một khái niệm, một định nghĩa rõ ràng thế nào là hàng “made in Vietnam”. Và điều này là trách nhiệm của các cơ quan thuộc Chính phủ.

“Nhưng trong việc này, trách nhiệm trước hết là của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lòng tự tôn dân tộc, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội thì không thể nào gắn nhãn "made in Vietnam" lên hàng hóa Trung Quốc được”, ông Lộc nói thêm.

Bình luận về việc Công ty Asanzo Việt Nam lập ra hàng loạt công ty “ma” để nhập hàng từ Trung Quốc, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng đây là hành vi gian lận thương mại. Các công ty là đối tượng vi phạm pháp luật.

Nói đến việc ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Asanzo Việt Nam, từng ngồi trong hội đồng đầu tư chương trình "Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỉ" mùa 3, ông Lộc nêu quan điểm: “Nếu có các hành vi như vậy thì người đó không đủ tư cách kinh doanh chứ đừng nói trở thành người tuyên truyền, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam”.

Ông Lộc cũng bày tỏ sự hoan nghênh trước động thái rút giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao đối với Asanzo Việt Nam của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.

“Hội dựa trên bình chọn của khách hàng và trao đổi với cơ quan quản lý. Khách hàng không có đủ thông tin để phán xét, cơ quan quản lý không có cảnh báo nào thì việc lựa chọn của hội cũng khó tránh khỏi sai sót. Mà hội không điều tra được, điều tra là việc của cơ quan nhà nước. Nhưng dù vậy, việc tôn vinh doanh nghiệp chưa đúng cũng có phần trách nhiệm của hội”, ông Lộc nói.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Vũ Tiến Lộc: Nhập nguyên chiếc hàng nước ngoài rồi dán mác ‘Made in Vietnam’ là lừa đảo