Từ ngày 27.6, mọi hoạt động bơi, lặn biển tại khu vực Hòn Mun của vịnh biển Nha Trang sẽ tạm ngưng để cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá lại toàn bộ khu vực.

Từ 27.6, Nha Trang dừng hoạt động lặn biển ngắm san hô

P.V | 25/06/2022, 13:40

Từ ngày 27.6, mọi hoạt động bơi, lặn biển tại khu vực Hòn Mun của vịnh biển Nha Trang sẽ tạm ngưng để cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá lại toàn bộ khu vực.

Tối 24.6, Ban quản lý Vịnh Nha Trang (thuộc UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) ra thông báo về việc tạm ngừng hoạt động bơi, lặn biển tại khu vực Hòn Mun.

Động thái trên được thực hiện sau UBND tỉnh Khánh Hòa ra thông báo chỉ đạo thực hiện tạm ngưng các hoạt động bơi lặn biển ở khu bảo tồn Hòn Mun.

Trong thời gian tạm ngưng lặn biển, các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn có liên quan sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng, xác định khu vực có hệ sinh thái bị tổn thương.

Ban quản lý Vịnh Nha Trang cho biết mọi hoạt động sẽ bắt đầu chính thức tạm ngưng từ ngày 27.6, cho đến khi có thông báo mới.

Tuy nhiên, theo ban quản lý Vịnh Nha Trang, việc tạm ngừng bơi, lặn biển chỉ áp dụng ở một số khu vực nhạy cảm tại Hòn Mun. Hoạt động du lịch vẫn diễn ra bình thường, du khách vẫn tham quan vịnh Nha Trang. Hiện đơn vị này thông báo tới người dân, du khách, các công ty lữ hành, doanh nghiệp chuyên về du lịch để nắm thông tin và thực hiện.

sanho1.jpg
Gần đây, báo chí phản ảnh tình trạng san hô chết trắng ở Vịnh biển Nha Trang

Trước đó, Tỉnh uỷ Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp với các nhà khoa học và cơ quan chức năng liên quan đến việc suy giảm rạn san hô tại Hòn Mun, vịnh Nha Trang.

Tại thông báo kết luận ngày 21.6, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa khẳng định các cơ quan báo chí phản ánh cơ bản đúng thực trạng suy giảm rạn san hô tại khu vực Hòn Mun, vịnh Nha Trang.

Theo Tỉnh ủy Khánh Hòa, việc suy giảm phần lớn rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Hòn Mun là một quá trình chịu tác động tích lũy từ nhiều năm, gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong đó, nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương liên quan, hoạt động của BQL Vịnh Nha Trang còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu sót.

Còn nguyên nhân khách quan dẫn đến việc suy giảm rạn san hô nêu trên là tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của cơn bão Damrey năm 2017 và cơn bão số 9 năm 2021 (không có hiện tượng axit hóa đại dương).

Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa cho rằng vịnh Nha Trang là một trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia và cũng là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam.

Do đó, việc bảo tồn, giữ gìn và phục hồi hệ sinh thái biển đa dạng tại vịnh Nha Trang, trong đó có rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP Nha Trang nói riêng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ 27.6, Nha Trang dừng hoạt động lặn biển ngắm san hô