Trên cơ sở tự chủ, việc một số trường Đại học dự kiến tăng học phí đang tạo ra mối quan tâm lớn của xã hội.

Tự chủ đại học khiến các trường tăng học phí tối đa

Hải Yến | 23/10/2017, 11:15

Trên cơ sở tự chủ, việc một số trường Đại học dự kiến tăng học phí đang tạo ra mối quan tâm lớn của xã hội.

Các trường ĐH, CĐ gửi dự thảo nâng cao chất lượng đào tạo, kéo theo đó là sự tính toán tăng học phí để lấy thu bù chi của các trường. Và việc tăng học phí một cách nhanh chóng này đã được tính toán theo lộ trình hằng năm tùy theo ngành học, mức học phí sẽ dao động từ 15 đến 50 triệu đồng/năm/sinh viên.

Nhìn vào bảng lộ trình tăng học phí của các trường và để so sánh thì các trường chưa tự chủ tài chính ở thời điểm năm 2020 - 2021, học phí trường tự chủ cao gấp 2 đến 3,5 lần (trường chưa tự chủ sẽ thu 9,8 - 14,3 triệu đồng/năm học).

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biếthiện nay đã có 12 trường ĐH công lập được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thí điểm mô hình tự chủ.

Trường ĐH Ngoại thương thí điểm tự chủ ngay từ năm học 2015 - 2016. Cụ thể, năm học 2015 -2016 mức học phí là 14,5 triệu đồng/năm; năm học 2016 -2017 là 16 triệu đồng/năm.

Tương tự, mức học phí của Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ lần lượt tăng trong các năm 2015 - 2016 - 2017 là 13 triệu đồng/năm, gần 15 triệu đồng/năm và hơn 17 triệu đồng/năm (mức học phí của trường này năm trước là khoảng 10 triệu đồng/năm).

Các trường ĐH khác cũng đã có lộ trình tăng học phí khá cao như Trường ĐH Kinh tế TP.HCMvà ĐH Tài chính – Marketing. Cụ thể mức học phí năm học 2015 -2016 của 2 trường này cũng tăng lên 14,5 -15 triệu đồng/năm; các năm học tiếp theo sẽ điều chỉnh tăng từ 2 -2,5 triệu đồng/sinh viên/năm.

Chia sẻ với Báo điện tử Một Thế Giới,PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐTkhẳng định việc tăng học phí với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất thì ônghoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, các trường cần cân nhắc xem ngoài việc tăng học phí, các trường sẽ phải điểu chỉnh như thế nào đối với các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Hoặc chính các trường nâng cao học phí nhưng cơ sở vật chất, hay chất lượng giáo viên không thay đổi thì có thể nhìn thấy các trường đã "ăn bám" vào trợ cấp rất nhiều từ lâu đến nay.

"Các trường vẫn chưa nhận thức đầy đủ về mặt tự chủ. Các trường ĐH khối kinh tế và các trường đào tạo về khối đầu tư thì cần sự tự chủ. Ngược lại, các trường khối kỹ thuật cũng cần nâng cao cơ sở vật chất hay trang thiết bị thì lại e ngại không dám tự chủ vì nếu tự chủ nhà trường cũng không thể lo được nơi hoặc các thiết bị cho các em thực hành. Chính vì thế các trường phải nhìn nhận rõ từng khoa, từng ngành để nâng cao chất lượng từ giảng dạy, đến cơ sở vật chất mới thu hút được sinh viên.Giao quyền tự chủ không có nghĩa là Nhà nước “buông tay” hoàn toàn mà phải tạo ra các công cụ để kiểm tra và giám sát việc thu chi minh bạch và có cơ chế đảm bảo cơ hội học tập cho sinh viên nghèo " - ông Nhĩ cho hay.

Ông Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết các trường khi nâng mức học phí cần có lộ trình cụ thể, tránh tình trạng sinh viên bỏ học hàng loạt vì mức học phí tăng quá cao so với thời điểm hiện tại.

"Tự chủ không có nghĩa hoàn toàn là tăng học phí, ngoài mức học phí còn chú ý đến nâng cao chiến lược phát triển, đào tạo...có như thế mới thu hút được sinh viên, đào tạo người tài'', ông Triệu nói.

Hiện nay, theo báo cáo của các trường, việc thu học phí vẫn là nguồn thu chính của các trường đại học, chiếm trên 70% tổng thu của các trường.

Cơ chế thí điểm tự chủ tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tuy nhiên điều đó sẽ khiến các trường phải đảm bảo chất lượng đối với người học, thực hiện chính sách xã hội hóa đối với người học, có những thay đổi về chính sách học bổng và học phí đối với đối tượng chính sách, đảm bảo chất lượng đầu ra. Đó là những mục tiêu cũng như là những thách thức đặt ra đối với các trường trong những năm tiếp theo khi bước chân lêntự chủ đại học.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tự chủ đại học khiến các trường tăng học phí tối đa