Tôi muốn kể ở chương này (chương Yêu - TS) một người bạn lớn nữa, một người chị, đội trưởng đội múa của tôi ở Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố. Kỳ 1: Tiểu gia đình trong ngôi đình cổ Kỳ 2: Cô đơn trong ngôi nhà mình! Kỳ 3: Trái tim nhảy múa Kỳ 4: Giữ 1 lời hứa Kỳ 5: Là bóng hay hình Kỳ 6: Yêu

Tự truyện của NSƯT Thành Lộc - Kỳ cuối: Những nữ nhơn trong đời

Một Thế Giới | 17/01/2015, 01:00

Tôi muốn kể ở chương này (chương Yêu - TS) một người bạn lớn nữa, một người chị, đội trưởng đội múa của tôi ở Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố. Kỳ 1: Tiểu gia đình trong ngôi đình cổ Kỳ 2: Cô đơn trong ngôi nhà mình! Kỳ 3: Trái tim nhảy múa Kỳ 4: Giữ 1 lời hứa Kỳ 5: Là bóng hay hình Kỳ 6: Yêu

Đó là chị Phan Tiết Hồng Hà. Tôi ghi hẳn tên của chị nơi đây vì ngoài chuyện cho tôi đắm say trong thế giới múa, chị Hà còn là người góp một phần lớn trong việc giáo dục nhân cách tôi, từ văn hóa ứng xử giao tiếp, dạy cho tôi biết cách đối nhân xử thế không phải với tư cách người thầy mà còn kèm thêm những tâm tình đời riêng như một người bạn thân thiết.
Người thầy lớn về thẩm mỹ
Ngẫm cho cùng, tôi là một kẻ hiếu học, hiếu nghĩa, hiếu tình. Nên tôi vẫn cho là mình may mắn, bởi lắng sâu trong các mối quan hệ bè bạn, tôi luôn phát hiện và xem mỗi người mình đã gắn vào chữ bạn, đều hàm nghĩa trong đó là một người thầy của mình ở một khía cạnh kiến thức nào đó. Thế nên dù cuộc sống biến thiên, có phải chia tay, thậm chí không nhìn nhau nữa hay vì hoàn cảnh không còn cơ hội gặp nhau, nhưng tôi vẫn luôn biết ơn họ, cũng như biết ơn quá khứ.
Để đóng lại chương này, tôi muốn ghi lại câu trả lời của tôi vào năm 2008 cho báo Tiền Phong:
* Thất bại lớn nhất trong cuộc đời anh, tính đến thời điểm này?
- Đến bây giờ mà vẫn không có người yêu. Những mối tình chợt đến rồi chợt đi như những cơn “áp thấp nhiệt đới”. Người tôi yêu thì không yêu tôi, người yêu tôi thì không hề làm tôi rung động. Có sự thất bại nào thảm hại như vậy chưa? Trong sự nghiệp nghệ thuật tôi thành công bao nhiêu thì trong tình yêu tôi thê thảm bấy nhiêu.
Xin cho tôi ghi thêm nơi chương này, một nữ nhơn mà những tác phẩm của tôi đã được ảnh hưởng sâu đậm từ các tác phẩm của chị, dù tôi rất muốn đưa chị sang chương tôi nói về và tri ân những người thầy.
Chị là Nguyễn Thủy Ea Sola, một biên đạo múa tài năng (của các vở Hạn hán và cơn mưa, Ngày xửa ngày xưa...) mang hai dòng máu Việt - Pháp, tên chị được ghi trong mục những phụ nữ tài ba của thế kỷ 20.
Ai cũng biết để chỉnh gu - khiếu thẩm mỹ - của ai đó là một công việc cực kỳ gian nan. Sola là người thầy lớn cho tôi về thẩm mỹ.
Duyên phần đưa đến, tôi được xem vài tác phẩm của chị, ở ngoài và trong nước, ở sàn diễn chính thức lẫn được kiến tập. Với một người làm việc nghiêm chỉnh, khó khăn với chính mình và cộng sự, được chị cho xem tác phẩm khi chưa hoàn chỉnh là một may mắn lớn.
Những tác phẩm của Sola ở nước ngoài được ủng hộ nhiệt liệt. Khi biểu diễn trong nước thì có dư luận trái chiều. Được biết có lần một người bạn mời Sola xem tôi diễn một vở kịch ở sân khấu Idecaf, bước vào khu thiệp mời thấy toàn báo chí, hình như trong đó vài người đã viết lên án tác phẩm của mình, Sola xin được đổi sang ngồi khu khác ngay, nếu không nể nhau thì đã ra về rồi.
Người phụ nữ này được trong giới xem như một người có thần kinh bằng thép. Không bằng thép sao chịu nổi khi chỉ mười lăm phút trước khi bay, Sola mới lấy được giấy phép mang cả đoàn rời nước, trong đó đa số là các bà nông dân có hai ngón chân cái khoằm và giao nhau như dấu hiệu của những người Giao Chỉ gốc. Vậy mà tôi đã từng chứng kiến người phụ nữ thép ấy ngồi khóc lẻ loi một mình.
Sola là người cực đoan, thấy ai liệng mình vào một trang web nào đó thường yêu cầu phải lấy ra, thấy ai đưa máy lên chụp mình đều lấy tay che mặt vì sợ bị lấy mất một chút nào đó, linh hồn của mình. Mong là những ghi chép dính líu về Sola ở chương này sẽ không nằm trong số phận đó.
Còn những ân tình nào nữa nên đưa vào chương này. Có những quan hệ với tôi tuy không thường xuyên nhưng cũng khá quý giá, từng cho tôi những kiến thức, thông tin, và cũng là một phần hồn của họ để giúp nhau làm nghề.
Có thể một vài tên ở đây như tác giả, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà thiết kế Kim B. và chồng chị - nhà báo Nhã Bình (đã mất).
Đồng nghiệp quá nhiều, bạn bè thì càng vô thiên lủng! Trong phạm vi những trang viết có giới hạn này chỉ xin đặc biệt nhắc đến những cái tên mà họ thật sự có sức ảnh hưởng đến mình, cả tình cảm lẫn chuyên môn, với những đồng nghiệp tôi muốn nhắc đến là những người mà hoạt động nghệ thuật của họ thật sự đã chinh phục và có tác động tích cực đến chuyên môn của tôi, tôi thừa nhận trong phương thức sáng tạo nghệ thuật của mình, có ít nhiều tôi đã chịu ảnh hưởng từ họ.Và thật là thiếu sót nếu tôi không nhắc đến nàng.
Tôi gọi nàng là nàng
Vì trong mắt tôi nàng hội đủ mọi điều để tôi ngưỡng mộ: sắc vóc thanh nhã, vẻ đẹp hồn hậu, phong cách quý phái, sang trọng lại đằm thắm, và tài năng thì thuộc hàng xuất sắc. Lần đầu tiên nhìn thấy nàng hóa thân thành tiểu thư Juliette của William Shakespeare là tôi biết mình sẽ “chết”vì người nữ diễn viên này và đúng là từ đó tôi đã lụy với những vai diễn của nàng sau đó luôn!
Nàng nhỏ hơn tôi hai tuổi, nhưng vì từ chỗ cả hai cùng ngưỡng mộ nhau nên trở thành thân nhau từ thời khắc nào tôi cũng không nhớ chính xác, gọi nhau luôn là mày tao mi tớ từ lúc nàng còn thiếu nữ đến lúc trở thành phu nhân. Phu quân của nàng nhiều tuổi hơn tôi, nhưng vì chúng tôi thân nhau quá nên có lúc tôi cũng mày tao với hắn luôn.
Cụ Đình Nghi có thổ lộ rằng trong dàn diễn viên đương đại - là vào cái thời điểm chúng tôi còn phơi phới tuổi thanh xuân lúc đó - ông chỉ đánh giá cao miền Bắc có nàng và miền Nam có tôi, cụ quý thương hai đứa tôi lắm nhưng cũng lạ là với nàng thì cụ gọi là con, trong khi với tôi thì cụ thích là anh em hơn!
Tôi học được từ cách diễn của nàng là sự bình tĩnh, điềm đạm cùng cách thể hiện cảm xúc bằng đôi mắt, ôi cái đôi mắt ấy ẩn nấp sau vành nón lá lúc đứng đợi người tình ngoài sân ga (Bến bờ xa lắc), háo hức hi vọng rồi hoài nghi, rồi lại níu kéo và cuối cùng là thẫn thờ tuyệt vọng...
Cái đôi mắt ấy nó ám ảnh tôi suốt một thời gian dài, đã có nhiều nữ diễn viên vào vai diễn đó nhưng với tôi nàng là vô địch, có nhiều nữ diễn viên khác khi vào vai đó đã sao chép lại cách diễn của nàng, có vẻ tôi ca ngợi nàng hơi nhiều nhưng quả thật nàng đáng được như thế và tôi không ngượng miệng khi dành nhiều lời có cánh cho nàng.
Có lần tôi ra Hà Nội để trình diễn vở kịch Monsieur Jourdain au Tonkin - một công trình hợp tác kịch nghệ Việt và Pháp - chúng tôi gặp lại nhau mừng lắm, nàng đưa tôi đi chơi khắp nơi ngoại thành Hà Nội từ chùa chiền đến hang động núi non. Lúc đó nàng đang mang thai đứa con đầu lòng.
Tôi thật sự lo lắng và ý thức bảo vệ nàng trong từng bước đi, xuống hang tôi là người xuống trước để đỡ tay nàng, chui lên mặt đất thì là người lên cuối để nâng tay nàng bước lên, có hang động bờ đá ẩm ướt trơn trượt, tôi luôn mồm cảnh báo để nàng ý thức đi đứng trèo leo cho an toàn.
Cuối cùng nàng leo lên mặt đất được bình an còn tôi thì trượt té cái ạch và chính nàng lại là người chìa tay ra cho tôi nắm lấy và lôi tôi lên. Xin miễn miêu tả về cái nỗi nhục của tôi lúc đó, tôi làm lơ cố để cho nàng đừng cười tôi, mà quả là nàng đã không cười và làm như chuyện đó đã không hề xảy ra, tôi biết nàng cố ý thế để tôi không ngượng. Trên sân khấu nàng diễn tinh tế như thế nào thì ngoài đời nàng cũng ứng xử tinh tế không hề kém.
Nàng có cộng tác với chúng tôi trong Sài Gòn một vở kịch cổ điển lãng mạn của Đức (Âm mưu và tình yêu - đạo diễn Trần Minh Ngọc) và đó là một kỷ niệm rất đẹp trong tình bạn, tình đồng nghiệp chúng tôi đã có được cùng nhau.
Quả thật hiếm tìm được một nữ nghệ sĩ đầy đủ tài sắc và đạo đức nghề nghiệp đáng trân trọng như Lê Khanh, người nữ kịch sĩ hiếm hoi của sân khấu Bắc thừa nhận những tinh hoa ưu thế của sân khấu kịch phía Nam, luôn là người khiêm tốn và chân thành, trung thực trong việc nhận định về giá trị nghệ thuật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
30 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tự truyện của NSƯT Thành Lộc - Kỳ cuối: Những nữ nhơn trong đời