Nhiều nhà hoạt động và lãnh đạo các nước châu Phi lo ngại, các doanh nghiệp lớn và các quốc gia giàu có thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD sẽ không nhanh chóng cải cách hệ thống thuế như họ đã cam kết.

Từ vụ Panama Papers: Có nên thành lập cơ quan thuế toàn cầu?

12/04/2016, 11:01

Nhiều nhà hoạt động và lãnh đạo các nước châu Phi lo ngại, các doanh nghiệp lớn và các quốc gia giàu có thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD sẽ không nhanh chóng cải cách hệ thống thuế như họ đã cam kết.

Vụ Panama Papers trong hơn một tuần qua đã tiết lộ cách mà nhiều doanh nhân, lãnh đạo và người thân thông qua các thiên đường thuế và tài khoản ngân hàng tại nước ngoài để trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. <_o3a_p>

Mỗi năm, các nước nghèo bị mất hơn 100 tỷ USD tiền thuế doanh nghiệp chỉ vì sự khác biệt trong hệ thống thuế toàn cầu. Vì vậy, việc cải cách hệ thống thuế toàn cầu là rất cấp thiết.<_o3a_p>

Nhiều quốc gia rất muốn thành lập một cơ quan hợp tác thuế toàn cầu dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc để giúp các nước đang phát triển có thể góp tiếng nói của mình vào việc quyết định các chính sách thuế, điều mà trước giờ đều chỉ do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, vốn được xem là “câu lạc bộ của các nước giàu” thực hiện.<_o3a_p>

Tuy nhiên, trong cuộc họp của OECD tại New York vào tháng 4, bàn về việc gây quỹ để tài trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững, những nỗ lực kêu gọi thành lập một cơ quan về thuế trực thuộc Liên Hiệp Quốc đã bị bỏ qua.<_o3a_p>

Các khoản thu thuế, một trong những nguồn huy động vốn trong nước giúp phát triển một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới đang phải vật lộn với nhiều cuộc khủng hoảng khiến các nguồn viện trợ ít đi, thì các khoản thuế lại càng đóng vai trò quan trọng. Tại các nước nghèo, các khoản thuế doanh nghiệp có thể tài trợ cho các hoạt động y tế và giáo dục, xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt cũng như tăng bình đẳng giới. Do đó, trong cuộc họp vào tháng tới tại Istanbul, OECD sẽ bàn tới các viện trợ tài chính khẩn cấp và phát triển.<_o3a_p>

Thực ra, OECD trong 2 năm qua đã bắt tay vào cải cách hệ thống thuế toàn cầu để chống lại các thủ đoạn trốn thuế, đặc biệt là thủ đoạn chuyển tiền qua biên giới thông qua thiên đường thuế hay tài khoản ngân hàng nước ngoài như trong vụ Panama Papers, bằng gói cải cách Hành động Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận BEPs.<_o3a_p>

Vào tháng 2.2016, các nước đang phát triển cuối cùng đã được tham gia vào OECD, tuy nhiên theo bà Tove Maria Ryding Giám đốc Vận động chính sách thuộc Mạng lưới châu Âu về nợ và phát triển Eurodad, việc này cũng không dân chủ và cũng không giúp được gì khi hầu hết các quyết định cải cách với gần 2.000 trang đều đã được thông qua, các nước phát triển chỉ có nước chấp nhận.<_o3a_p>

Theo ông Savior Mwambwa, người đứng đầu chiến dịch cải tổ thuế Action Aid, mặc dù có mục đích là tìm kiếm các chính sách phát triển kinh tế và phúc lợi cho mọi người dân trên thế giới, nhưng OECD vẫn chưa làm được điều này.<_o3a_p>

“Còn nhiều việc cần làm để thay đổi ý chí chính trị của các nước OECD. Chỉ khi ý chí chính trị của họ thay đổi thì việc chống trốn thuế mới có chuyển biến mang ý nghĩa. Những hành động trước đó là rất tích cực, nhưng chúng quá nhỏ nhoi, làm tốn thời gian và cũng không đủ tốt”.<_o3a_p>

Vào tháng 3, ông Mwambwa đã có mặt tại London để nói về trách nhiệm nộp thuế. Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh một hệ thống thuế thiếu công bằng hay mờ ám làm hại đến tất cả mọi người. Hệ thống thuế như vậy cũng cho thấy sức mạnh của các tập đoàn kinh tế đang càng ngày lớn và sự bất bình đẳng toàn cầu cũng càng ngày càng mở rộng.<_o3a_p>

“Chúng ta không chỉ nói về thuế, mà chính là nói về cả hệ thống ngân hàng, thứ đã khiến các khoản tiền, trong đó có viện trợ, chảy ra khỏi châu Phi. Đây là một phần của việc kinh doanh. Khi bạn đề cập đến thuế và kinh doanh thì bạn đang đụng chạm đến một lực lượng đầy quyền lực. Lực lượng này không chỉ là những công ty đang quốc gia đang “làm mưa làm gió” mà là cả một hệ thống toàn cầu đang hoạt động để bảo vệ các đặc quyền và lợi ích. Đây là một vấn đề chính trị”, ông Mwambwa cho biết.<_o3a_p>

Và vụ Panama Papers đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm cho những gì ông Mwambwa đã nói. Nó đã làm sáng tỏ cái giá mà các nước châu Phi phải trả bởi các hoạt động trốn thuế cũng như những chuyện mập mờ quanh các khoản thuế, bao gồm việc tại sao các nguồn thu từ dầu mỏ ở Uganda không đem lại khoản thuế như mong muốn cho nhà nước, bí mật xung quanh việc khai thác kim cương tại Sierra Leone, hay những nhân vật đứng đằng sau các quỹ quốc gia của Angola.<_o3a_p>

Không chỉ có các nước đang phát triển, người dân tại các nước phát triển cũng đã ngày càng nhận thức rõ hơn việc một số lượng tiền lớn bị chạy ra khỏi đất nước mình mỗi năm thông qua các giao dịch thuế và thiên đường thuế. Cuộc khủng hoảng người di cư mới đây càng khiến nhu cầu cải cách ngành tài chính trong nước lẫn quốc tế càng mạnh mẽ hơn.<_o3a_p>

Bà Ryding cho biết, đã có nhiều quan chức lên tiếng yêu cầu phải xây dựng một cơ quan thuế liên chính phủ để giải quyết vấn đề trốn thuế, nhưng EU vẫn không chịu thay đổi.<_o3a_p>

“Thật đáng buồn là chúng ta đang mất thời gian và tất nhiên mất cả tiền của. Theo chúng tôi tính toán thì mỗi năm, khối EU mất từ 50-70 tỷ euro tiền thuế”, bà Ryding cho biết.<_o3a_p>

Một trong những trở ngại lớn cho việc cải cách thuế toàn cầu chính là việc các quốc gia dùng các chính sách ưu đãi về thuế để cạnh tranh thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia.<_o3a_p> Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia châu Phi đã dùng đến cách hợp tác với nhau thông qua các tổ chức khu vực như Cộng đồng Đông Phi hay Diễn đàn quản lý thuế Châu Phi.<_o3a_p>

“Một số nước Châu Phi đã nhận ra rằng chỉ bằng cách hợp tác với nhau thì mới không thua trong cuộc chiến chống trốn thuế này. Họ đã bắt đầu thảo luận phải làm điều gì đó cho châu Phi, như đưa ra một hiệp ước chẳng hạn. Rất nhiều quốc gia châu Phi đã suy nghĩ lại về vai trò của ưu đãi thuế và miễn thuế”, ông Mwambwa cho biết.<_o3a_p>

Cũng theo ông Mwanbwa, các tổ chức dân sự cũng có lợi ích liên quan trong việc chống trốn thuế, nên họ cũng nên có vai trò trong chuyện này.<_o3a_p> “Thuế là một vấn đề kĩ thuật, nhưng nó cũng có liên quan đến chính trị. Mọi công dân đều nên tham gia vào việc chống trốn thuế này. Chúng ta không thể để cho một số ít công ty nắm quá nhiều quyền lực, chi phối không chỉ chuyện làm ăn của họ mà còn cả cách vận hành toàn thế giới này”, ông nói.<_o3a_p>

Bà Ryding cũng tin tưởng các nước đang phát triển sẽ có đột phá trong cuộc chiến chống trốn thuế cũng như thay đổi được phần nào hệ thống thuế toàn cầu. Tuy nhiên, theo bà, điều này lại chỉ đem lại nhiều cơ hội hơn cho các tập đoàn đa quốc gia mà thôi.<_o3a_p>

“Các nước đang phát triển sẽ không chỉ chấp nhận luật chơi đã có mà họ sẽ đưa ra thêm nhiều quy định mới. Và một mớ hỗn độn các quy tắc về thuế suất sẽ là lợi thế cho cho các tập đoàn đa quốc gia lách luật”, bà Ryding nói.<_o3a_p>

Cẩm Bình (theo The Guardian)<_o3a_p>

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ vụ Panama Papers: Có nên thành lập cơ quan thuế toàn cầu?