Chuẩn Đô đốc Igor Kostyukov cáo buộc chính sách cứng rắn của chính phủ Tổng thống Mỹ Donald đối với CHDCND Triều Tiên có thể gây ra một cuộc chiến tranh thảm họa ở Đông Á.

Tướng Nga cảnh báo chiến tranh thảm họa ở Đông Á

07/04/2018, 20:38

Chuẩn Đô đốc Igor Kostyukov cáo buộc chính sách cứng rắn của chính phủ Tổng thống Mỹ Donald đối với CHDCND Triều Tiên có thể gây ra một cuộc chiến tranh thảm họa ở Đông Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga phát biểu tại MCIS - Ảnh: Getty Images

Vào lúc lãnh đạo Kim Jong-un sắp có cuộc gặp thượng đỉnh với ông Trump vào tháng 5 tới (chưa xác định được ngày và địa điểm gặp), vị Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Kostyukov dự Hội nghị Moscow về an ninh quốc tế (MCIS) hàng năm lần thứ bảy, cảnh báo đường lối cứng rắn của chính phủ cùng các hoạt động quân sự của Lầu Năm Góc chỉ gây bất ổn định cho hòa bình Đông Á.

Theo hãng tin nhà nước Nga TASS, Chuẩn Đô đốc Kostyukov tuyên bố: “Tình hình quanh bán đảo Triều Tiên lâu nay đứng bên bờ một cuộc chiến tranh khu vực. Các toan tính Nhà Trắng nhằm xem thường sự ổn định của chế độ Kim Jong-un và sự thể hiện khả năng sẵn sàng loại bỏ lãnh đạo Triều Tiên thông qua vũ lực đang đẩy Bình Nhưỡng đến những hành động phiêu lưu, mà Mỹ đang dùng để biện hộ việc cần triển khai sự hiện diện quân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa”.

Ông Kostyukov nói thêm: “Hậu quả của chính sách nguy hiểm của Mỹ là chính quyền Triều Tiên thật sự bị dồn vào đường cùng khi họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể về tiềm năng hạt nhân và tên lửa”.

Vị Chuẩn Đô đốc Nga còn nói như Mỹ và kể cả Trung Quốc là đồng minh thân cận của Triều Tiên, Nga phản đối Triều Tiên sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng lên án việc Mỹ phê duyệt bán vũ khí rầm rộ và cài cắm các hệ thống vũ khí mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Kostyukov nhấn mạnh Nga-Trung đang phải tìm một liên minh phòng thủ mạnh mẽ hơn, đã nhận định sự bành trướng hiện diện quân sự không chỉ là mối đe dọa an ninh quốc gia Triều Tiên, mà còn đe dọa an ninh quốc gia của Nga và Trung Quốc. Ông khẳng định “không có cách nào khác để giải quyết vấn nạn hạt nhân triệt để ngoài các giải pháp ngoại giao-chính trị”.

Dù ông Trump đã đồng ý gặp ông Kim Jong-un, chính phủ Mỹ đã tuyên bố không thay đổi chiến lược “gây sức ép tối đa” của vị Tổng thống Cộng hòa, điều mà Chuẩn Đô đốc Nga nói là “phá hoại” các cuộc đàm phán.

Ngày 4.4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu cũng phát biểu khai mạc MCIS, cảnh báo nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên, và ông kêu gọi Mỹ chọn hướng hòa bình thay vì thực hiện các cuộc tập trận, như Mỹ-Hàn đang có cuộc tập trận chung Đại bàng non.

Bộ trưởng Shoigu nói: “Chúng tôi tin không nên có giải pháp quân sự nào cho vấn đề Triều Tiên. Sức ép và dọa nạt không là cách hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Hơn nữa, sự leo thang căng thẳng và phô trương sức mạnh quân sự có thể dẫn đến các sự cố, thậm chí là xung đột vũ trang mà hậu quả có thể lan rộng toàn khu vực”.

Ông Shoigu còn lưu Nga đã lập quan hệ thân cận với các đồng minh châu Á gồm Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Myanmar và đang muốn mở rộng quan hệ với Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Earl Howe từng nói với các nghị sĩ hồi đầu năm 2018 (đến ngày 6.4 mới công bố): Triều Tiên có thể có công nghệ tên lửa hạt nhân có thể tấn công Mỹ vào ngày 23.7 tới.

Để bảo vệ chiến lược "gây sức ép tối đa” của Mỹ, trợ lý Alex Wong của Vụ Đông Á-Thái Bình Dương nói chiến lược này đã giúp có đối thoại liên Triều, và việc lần đầu tiên ông Kim Jong-un có chuyến thăm nước ngoài khi ông đến Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Wong nói đã không hề có bất kỳ động thái ngoại giao nào dưới thời các tiền nhiệm của ông Trump, ngoại trừ việc Triều Tiên đạt tiến bộ lớn về chương trình hạt nhân.

Các tuyên bố trên vào lúc Dự án 38 vĩ độ Bắc (của Viện Mỹ-Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins) có phân tích các bức không ảnh mới, cho thấy có sự hoạt động mới ở lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt ở Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon (Triều Tiên).

Các chuyên gia của Dự án nói có vẻ Triều Tiên bắt đầu các hoạt động nhằm tăng cường khả năng sản xuất plutonium, trong khi lẽ ra lò phản ứng này đã đóng cửa.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tướng Nga cảnh báo chiến tranh thảm họa ở Đông Á