Trung Quốc từ lâu đã coi Đài Loan là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố quyết tâm thống nhất Đài Loan, kể cả bằng biện pháp quân sự. Tướng German Kulikovskiy đã phân tích những cái khó để Trung Quốc phải cân nhắc.

Tướng Nga phân tích vì sao Trung Quốc không thể đổ bộ lên Đài Loan theo kiểu Mỹ làm với Đức

Anh Tú (dịch) | 03/08/2022, 09:24

Trung Quốc từ lâu đã coi Đài Loan là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố quyết tâm thống nhất Đài Loan, kể cả bằng biện pháp quân sự. Tướng German Kulikovskiy đã phân tích những cái khó để Trung Quốc phải cân nhắc.

Vấn đề lớn nhất đối với một cuộc đổ bộ giả định lên Đài Loan của Trung Quốc là cái giá mà Bắc Kinh phải trả không hề rẻ.

Một chiến dịch đổ bộ kiểu Normandy sẽ không thể hoạt động ở Đài Loan, vì một số lý do. Thứ nhất, các bãi đổ bộ tiềm năng trên bờ biển phía tây nam và bắc / đông bắc của đảo Đài Loan đã được cả hai bên xác định từ nhiều thập niên trước; ngoài những khu vực này, chỉ có thể sử dụng trực thăng để đưa quân đổ bộ - nên rất khó, nếu không muốn nói là hoàn toàn không thể, đối với lực lượng lính thủy đánh bộ ở những khu vực đó. Trung Quốc chỉ có 2 tàu tấn công đổ bộ (Type 075) và việc dùng trực thăng qua eo biển Đài Loan sẽ là quá sức ngay cả đối với Trung Quốc.

Thứ hai, không rõ Mỹ sẽ phản ứng như thế nào: liệu họ có cung cấp hỗ trợ quân sự cho Đài Loan hay không vẫn được nói rõ, nhưng Đài Loan được đảm bảo sẽ nhận được hỗ trợ về mặt thám báo. Với suy nghĩ đó, các hoạt động tập trung quân đội và đưa họ lên tàu và trực thăng của Trung Quốc sẽ không khiến Đài Bắc phải bận lòng. Năm 1944, quân Đức phải đoán thời gian và địa điểm của cuộc đổ bộ do quân Đồng minh tiến hành. Đối với Đài Loan, câu trả lời cho câu hỏi 'ở đâu' đã được biết đến từ năm 1949; còn câu hỏi 'khi nào', thì họ sẽ được thông báo trước khoảng một ngày.

Hạm đội phía Đông của Trung Quốc sẽ đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch đổ bộ, với lực lượng của hai hạm đội phía Nam và phía Bắc, bao gồm cả hàng không mẫu hạm (tính đến hiện nay thì hạm đội phía Đông vẫn không có tàu sân bay) cung cấp khả năng yểm trợ ở tầm xa. Lực lượng đổ bộ hay ít nhất một vài đơn vị của các hạm đội phía Bắc và Nam, nếu được biên chế lại cho Hạm đội phía Đông thì sự chuyển giao đó có thể sẽ bị Mỹ theo dõi.

Có thể cho rằng đợt đổ bộ đầu tiên sẽ được thực hiện bởi các tàu tiên tiến nhất của Trung Quốc: tàu đổ bộ Type 071 (lượng choán nước 25.000 tấn) và tàu tấn công đổ bộ Type 075 (40.000 tấn). Trung Quốc có 8 tàu Type 071 và 2 tàu Type 075. Các tàu này có thể chở máy bay trực thăng và tàu thuyền, cho phép chúng thực hiện các hoạt động đổ bộ OTH (trong các hoạt động đổ bộ OTH, các bãi biển và bãi đáp chỉ đóng vai trò là điểm tập kết cho lực lượng đổ bộ. Mấu chốt của OTH là đưa các đội vũ trang kết hợp phương tiện nhẹ lên bờ nhanh chóng, hợp nhất họ thành đội hình chiến đấu khi đang di chuyển, và tiến sâu vào hậu phương của đối phương). Trong đợt tấn công thứ hai, Trung Quốc sẽ sử dụng nhiều tàu đổ bộ thông thường hơn, với khí tài và binh lính đổ bộ xuống thẳng bãi biển. Trung Quốc có hàng chục tàu loại này, từ loại 700 tấn Type 074 đến loại 4.200-4.800 tấn Type 072.

Tuy nhiên, rất ít khả năng rằng tất cả các tàu tấn công này sẽ được sử dụng để đổ bộ binh lính. Một số trong số chúng sẽ được chỉ định cho các nhiệm vụ hỗ trợ, cho đến khi ít nhất một cảng biển được kiểm soát và sẵn sàng tiếp nhận các tàu vận tải chở vật tư.

Tại thời điểm này, đảm bảo hậu cần và thông tin liên lạc là vấn đề quan trọng hàng đầu mà hồi mùa xuân, Mỹ đã gọi là vấn đề chính của một cuộc tấn công tiềm tàng, và đi đến kết luận rằng Trung Quốc sẽ xem xét kinh nghiệm quân sự của Nga ở Ukraine và cố gắng cải thiện tình hình khâu hậu cần.

Tất nhiên, hải quân và không quân của Đài Loan chẳng là gì so với nguồn lực của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong trường hợp Bắc Kinh không phủ đầu được lực lượng đối phương bằng một cuộc ra đòn chớp nhoáng (điều này sẽ khó thực hiện với sự hỗ trợ tình báo mà người Mỹ cung cấp cho Đài Loan), lực lượng trên đảo sẽ chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu và rất có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho đợt đổ bộ đầu tiên của bên tấn công. Điều này là do: không giống như trong chiến đấu trên bộ mà quân đội có thể phân tán để tránh một cuộc tấn công và sau đó tập hợp lại để tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu, các chiến thuật như vậy trên biển không thể sử dụng được.

Thêm vào đó là khả năng quân đội Mỹ sẽ vào cuộc - vốn không phải là yếu tố dễ bị loại bỏ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tướng Nga phân tích vì sao Trung Quốc không thể đổ bộ lên Đài Loan theo kiểu Mỹ làm với Đức