Để Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng được chấp thuận, Uber Việt Nam sẽ phải bổ sung các nội dung khiếm khuyết mà Bộ GTVT đã nêu.

Uber cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam

Anh Thư | 15/02/2017, 12:07

Để Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng được chấp thuận, Uber Việt Nam sẽ phải bổ sung các nội dung khiếm khuyết mà Bộ GTVT đã nêu.

Tờ SGGP Online sáng 15.2 đưa tin vào hôm qua (14.2), tại buổi làm việc với Bộ GTVT, đại diện Công ty TNHH Uber Việt Nam đã cam kết sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong hoạt động kinh doanh.

Theo đó, để Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng của Công ty TNHH Uber Việt Nam được chấp thuận, Uber Việt Nam sẽ phải bổ sung các nội dung khiếm khuyết mà Bộ GTVT đã nêu, cũng như sẽ phải làm việc với các bộ, ngành khác để hoàn thiện việc đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật.

Cách đây vài ngày, Bộ GTVT đã trả lời về Đề án thí điểm phần mềm gọi xe của Công ty TNHH Uber Việt Nam, cho rằng nó hiện vẫn chưa phù hợp do không đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của Công ty Uber BV tại Việt Nam khi có vấn đề tranh chấp, khiếu nại của khách hàng.

Bộ GTVT đề nghị đề án thí điểm cần bổ sung mô tả và phân tích chi tiết nội dung và quy trình giao kết hợp đồng vận tải qua ứng dụng Uber, trong đó nội dung hợp đồng điện tử phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7.11.2014 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Trước thông tin Bộ GTVT yêu cầu Công ty TNHH Uber Việt Nam không được cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện và đơn vị vận tải để kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành, nhiều lái xe taxi Uber đã rất lo lắng về khả năng mất nguồn thu nhập và thậm chí là vỡ nợ khi họ đã lỡ đầu tư rất nhiều.

Trở lại buổi làm việc nói trên, Sở GTVT Hà Nội cònyêu cầu Uber Việt Nam sớm có buổi làm việc để báo cáo hoạt động của Uber tại Hà Nội, danh sách các đơn vị và cá nhân mà Uber đã cung cấp dịch vụ.

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc kiểm tra xử lý hoạt động sai phạm của Uber rất khó do không có dấu hiệu dễ nhận dạng.Thời gian gần đây, các đơn vị chức năng mới chỉ lập 22 biên bản xe kinh doanh hành khách theo hình thức kết nối bằng phần mềm ứng dụng Uber với số tiền xử phạt hành chính gần 120 triệu đồng.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đã công bố dự thảo lấy ý kiến người dân cùng các bộ ngành, tổ chức liên quan, trong đó đề cập cácdịch vụ xe như Uber và Grab sẽ được quản lý tương tựtaxi truyền thống.

Cụ thể, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi (gồm Taxi Uber, Grab Taxi và các đơn vị tham gia thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải khách theo hợp đồng) là loại xe yêu cầu phải có gắn phù hiệu xe hợp đồng, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật đối với loại hình xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.

Trong quá trình hoạt động, xe Taxi Uber và Grab Taxi cũng phải tuân thủ theo quyết định phân luồng tổ chức giao thông như xe taxi, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông của thành phố.

T.Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Uber cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam