Đau bụng kinh là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện khi đau bụng kinh là đau bụng âm ỉ, dữ dội, có thể bị tụt huyết áp, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
Hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh có thể do nhiều nguyên nhân.
- Đau bụng kinh đơn thuần (sinh lý) do có các cơn co thắt tử cung mạnh, giảm máu đột ngột ở vùng tử cung gây ra đau (do phụ nữ ra máu nhiều).
Thường gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi, gia đình có các thành viên cũng bị đau bụng kinh, hút thuốc lá, béo phì, uống rượu, kinh nguyệt không đều, phụ nữ chưa có con, dậy thì sớm trước tuổi 11, căng thẳng, stress, lo lắng.
- Đau bụng kinh có nguy cơ bệnh lý như:
+ Lạc nội mạc tử cung. Các tế bào lót tử cung di chuyển đến các khu vực khác của xương chậu, gây đau dữ dội kéo dài.
+ U xơ tử cung thường là u lành.
+ Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
+ Hẹp cổ tử cung, cổ tử cung rất nhỏ nên làm chậm dòng chảy kinh nguyệt.
Triệu chứng đau dữ dội khi hành kinh thường còn được gọi là thống kinh.
Thống kinh là hiện tượng đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng. Kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định…
Thống kinh thường có nguyên nhân do tâm lý, thần kinh. Một số trường hợp có nguyên nhân thực thể tại tử cung gây nên như lạc nội mạc tử cung, chít hẹp lỗ cổ tử cung, tử cung quá đổ sau… làm cho máu kinh khó được dẫn thoát ra ngoài gây nên đau.
Thống kinh có 2 loại: Thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.
Thống kinh nguyên phát xuất hiện sớm sau những lần hành kinh đầu tiên, do tâm lý căng thẳng khi thấy chảy máu ở âm đạo, hoặc bị ám ảnh về hiện tượng đau bụng mỗi khi mẹ hay chị gái trong gia đình đến ngày có kinh. Thống kinh nguyên phát có thể các mạch máu của tử cung co thắt gây thiếu máu; tử cung co bóp quá mạnh; ống cổ tử cung hẹp là máu kinh khó thoát ra; tử cung kém phát triển.
Thống kinh thứ phát xuất hiện muộn, thường do viêm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tư thế bất thường của tử cung; polyp cổ tử cung…
Khi bị thống kinh cần tìm những nguyên nhân thực thể để điều trị tích cực, vì có một tỷ lệ vô sinh ở nữ có liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung.
Để chẩn đoán thống kinh hay lạc nội mạc tử cung cần thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng (siêu âm, chụp vòi trứng, nội soi…). Kiểm tra cơ quan sinh dục của bạn, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ lạc nội mạc tử cung ở các cơ quan ngoài cơ quan sinh dục.
Khi bị hành kinh bạn không nên dùng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ vì các thuốc giảm đau thường có tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc dạ dày, dùng không đúng gây viêm loét dạ dày, hoặc có thuốc gây hại gan… Thậm chí, về lâu dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
Điều trị đau bụng kinh một cách tự nhiên
+ Nghỉ ngơi tại giường trong những ngày có kinh.
+ Tránh lao động nặng nhọc khi hành kinh.
+ Giữ ấm bụng có thể dùng túi chườm nóng để chườm bụng. Không ăn đồ ăn lạnh vào những ngày gần kinh nguyệt và khi bị kinh nguyệt.
+ Thuốc giảm đau (paracetamol). Thuốc ức chế prostaglandin (ibuprofen) hoặc thuốc chống viêm khác. Tuy nhiên những thuốc này đều có tác dụng phụ, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
+ Phẫu thuật do u xơ tử cung hay viêm màng dạ con gây đau bụng kinh.
+ Thuốc đông y điều trị đau bụng kinh.
+ Chườm ấm vào bụng giúp giảm đau bụng.
+ Luyện tập thể thao nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe thể trạng bản thân.
+ Uống nhiều nước: 2.5 lít nước/ngày, nên uống nước ấm tránh uống lạnh vào những ngày “đèn đỏ”.
+ Tránh rượu bia và các chất kích thích.
Nguyên Vy