Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018 của Trung tâm Internet Việt Nam, hệ thống trạm trung chuyển Internet có vai trò quan trọng trong hạ tầng kết nối Internet, thực hiện kết nối, tạo môi trường trao đổi lưu lượng giữa các mạng độc lập (ASN).

Vai trò quan trọng của trạm trung chuyển Internet quốc gia

Thu Anh | 07/12/2018, 20:55

Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018 của Trung tâm Internet Việt Nam, hệ thống trạm trung chuyển Internet có vai trò quan trọng trong hạ tầng kết nối Internet, thực hiện kết nối, tạo môi trường trao đổi lưu lượng giữa các mạng độc lập (ASN).

Tại Việt Nam, hệ thống trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) được thành lập vào tháng 11.2003 và được triển khai, quản lý, vận hàng bởi Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nhằm mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng và tăng cường an toàn cho kết nối, dịch vụ Internet trong nước.

Với 2 thành viên đầu tiên là VNPT và Viettel, đến nay, VNIX đã có 20 thành viên và hiện hệ thống VNIX có tổng dung lượng kết nối đạt 269 Gbps.

Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018, lưu lượng trao đổi qua VNIX không ngừng tăng trưởng. Tính đến hết 31.10.2018, tổng lưu lượng đã trao đổi qua VNIX đạt 541.008 Tetabyte.

Trong năm 2018 (tính đến hết tháng 10), lưu lượng trao đổi qua VNIX là 61.048 Tetabyte. Hệ thống VNIX được xây dựng tại 4 điểm: TP.Hà Nội (Yên Hòa, Hòa Lạc), TP.Đà Nẵng và TP.HCM, trong đó tổng lưu lượng trao đổi qua các điểm tại TP.Hà Nội chiếm 47,68%, TP.HCM chiếm 51,81% và TP.Đà Nẵng chiếm 0,51%.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Internet nói chung và của Internet Việt Nam nói riêng, để tăng cường tính sẵn sàng, nâng cao năng lực, tương thích các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ mới, đảm bảo an toàn thông tin… hệ thống VNIX đã hỗ trợ kết nối với các loại cổng quang có tốc độ cao 1G, 10G, 40G, 100G, theo chuẩn SFP/SFP+.

Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu băng thông kết nối hầu hết các doanh nghiệp đã đấu nối mới và nâng cấp cổng kết nối sử dụng tốc độ 10G, nâng số lượng cổng kết nối 10G lên 25 cổng trong tổng số 44 cổng kết nối.

Báo cáo này cũng thể hiện rõ 17/20 thành viên kết nối đã trao đổi lưu lượng IPv6 qua VNIX (VNPT, VIETTEL, CMC TI, VTC Intecom, MOBIFONE, VinaData, LCS, NetNam, SCTV, FPT Telecom, SPT, HTC, MOBIFONE Global, VNTT, TPCOM, MTT, DCNET). Tuy nhiên do quá trình chuyển đổi dịch vụ, các ứng dụng và nội dung sang IPv6 chưa nhiều nên lưu lượng IPv6 qua VNIX vẫn còn nhiều hạn chế.

Các DN di động tích cực triển khai trên nền tảng IPv6

Ở một khía cạnh khác, Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018 cho thấy dịch vụ FTTH là dịch vụ đóng góp chủ đạo cho kết quả IPv6 Việt Nam với các doanh nghiệp. Tiêu biểu như Tập đoàn VNPT đã mở rộng triển khai tốt IPv6 cho 2.700.000 thuê bao; FPT Telecom duy trì ổn định dịch vụ IPv6 cho khoảng 1.300.000 thuê bao; Tập đoàn Viettel triển khai chính thức IPv6 cho 1.900.000 thuê bao.

Về dịch vụ di động, năm 2018 đánh dấu bước triển khai tích cực của doanh nghiệp di động trên nền tảng IPv6. Tập đoàn VNPT là đơn vị tiên phong chuyển đổi IPv6 cho dịch vụ của mạng. Vinaphone hiện đã có hơn 470.000 thuê bao hoạt động với IPv6. Tiếp đến là sự vào cuộc của Tập đoàn Viettel với khoảng 700.000 thuê bao di động được kích hoạt và hoạt động tốt với IPv6.

Về dịch vụ nội dung, website hoạt động với IPv6, theo nguồn thống kê của VNNIC, Việt Nam đã có trên 5.988 website dưới tên miền “.vn” hoạt động tốt với IPv6, trong đó có 259 Website dưới tên miền tiếng Việt. Đây là kết quả rất tốt cho mảng dịch vụ nội dung, website của Việt Nam hoạt động với IPv6.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vai trò quan trọng của trạm trung chuyển Internet quốc gia