Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vasti), PV báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Vasti thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển thông tin KH-CN

tuyetnhung | 07/01/2020, 06:16

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vasti), PV báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Quá trình công tác của ông tại Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam?

Năm 1997-2000, khi tôi làm việc trong cơ quan nhà nước, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc thành lập Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hơn nữa, tôi nhận thấy nhiều người có trình độ cao trong thông tin chuẩn bị về hưu. Tôi bàn bạc và thống nhất với ông Nguyễn Như Kim (nguyên Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sẽ thành lập Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Thành lập lâm thời được 3 năm, cuối cùng lâm thời hoạt động đạt kết quả tốt nên thống nhất đề xuất với Nhà nước tổ chức đại hội. Từ 2005-2010, tôi đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau nhiệm kỳ này, Đại hội tổ chức thống nhất bầu tôi làm Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiệm kỳ 2. Sau nhiệm kỳ này, tôi nghỉ hưu và đề xuất ông Nguyễn Văn Lạng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiệm kỳ 3.

Ông nhận thấy quá trình hoạt động của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ thời gian qua như thế nào?

Thực hiện chức năng của một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân và các tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thông tin KH&CN và thông tin học (khoa học thông tin) trên phạm vi cả nước, Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam đã thực hiện đúng đắn tôn chỉ,mục đích và các nhiệm vụ ghi trong Điều lệ Hội, cũng như triển khai thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TƯ ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, bám sát thực tế và ra sức tập hợp đội ngũ trí thức thông tin KH&CN, đoàn kết, động viên hội viên đem tài năng và trí tuệ góp phần xây dựng và phát triển Ngành thông tin KH&CN Việt Nam phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN, cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trong 20 năm qua, tôi nhận thấy Hội đã tập trung thực hiện nhiệm vụ trên các mặt hoạt động về “Củng cố và phát triển tổ chức Hội”, “Phát triển sự nghiệp thông tin KH&CN”; ”Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV-PB-GĐXH)”, ”Tuyên truyền và phổ biến KHCN” và ”Quan hệ đối ngoại”. Những mặt hoạt động của Hội đã cố gắng định hướng vào những nội dung mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng thông tin-thư viện, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ thông tin KH&CN, cũng như thực hiện các nghiên cứu KHCN và TV-PB-GĐXH, các dịch vụ công liên quan đến cung cấp thông tin KH&CN và giới thiệu, trình diễn kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới…

Những kết quả có được, ngoài những nỗ lực của văn phòng Hội và những hoạt động tích cực của các hội thành viên, hội viên tập thể và nhiều hội viên cá nhân năng động, còn là nhờ có sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội Vụ, sự giúp đỡ của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, đặc biệt là sự hỗ trợ và giúp đỡ rất có hiệu quả của Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nhằm đánh dấu một bước trưởng thành, Ban Thường vụ Hội vào ngày 8.1.2020 đã quyết định tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và biên soạn Kỷ yếu về chặng đường 20 năm hoạt động của Hội với mong muốn điểm lại một số hoạt động chính đã thực hiện được, cũng như chưa thực hiên tốt, và cung cấp tư liệu về thành tích và năng lực thông tin của các hội viên tổ chức của Hội từ các bộ ngành, địa phương và từ các trường Đại học thông qua các chỉ dấu về nguồn lực thông tin thu thập và tích lũy được, cũng như các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đồng thời cố gắng nhìn nhận lại vai trò và trách nhiệm của Hội với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin KH&CN trong thời hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 để đề ra phương hướng hoạt động đúng đắn cho những năm tới.

Đề xuất của ông về sự phát triển của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam thời gian tới?

Thời gian qua, Hội đã thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển sự nghiệp thông tin KH&CN, như:

Phối hợp với Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN quốc gia), Hội đã tham gia thực hiện Dự án “Phát triển nguồn tin và nghiệp vụ thư viện” của Liên hợp thư viện Việt Nam với sự tài trợ của tổ chức The Atlantic Philanthropies và PERI/INASP, Mỹ.

Tham gia thực hiện các dự án dịch và đưa vào ứng dụng một số tiêu chuẩn nghiệp vụ nước ngoài tại các cơ quan thông tin và thư viện Việt Nam, như Phân loại DDC, Khổ mẫu MARC-21 và AACR-2, cũng như nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các chuẩn biên mục MARC 21, AACR 2 và Bản dịch DDC 14 tại các cơ quan thông tin và thư viện ở nước ta.

Tham gia thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết TW5 khóaIX về “Kinh tế tập thể và tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân", Hội đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu "Xây dựng mô hình hệ thống đảm bảo thông tin công nghệ và kỹ thuật tiến bộ cho phát triển kinh tế tập thể, trang trại và hộ gia đình” (từ 2003 đến 2008).

Về đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp, ngay từ những năm đầu sau ngày thành lập, Hội đã tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thông tin - tư liệu nhằm xác định phương hướng đào tạo thường xuyên và tập huấn ngắn ngày để nâng cao trình độ theo các chuyên đề, đặc biệt là ứng dụng phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử, xử lý phân tích tổng hợp thông tin và tư vấn, phản biện thông tin.

Theo chương trình được hoạch định, Hội đã phối hợp với trường Đại học KHXH&NV Hà Nội tổ chức tập huấn ”Ứng dụng Web 2.0 trong hoạt động thông tin - thư viện” với sự tham gia giảng dạy của giảng viên quốc tế đến từ Australia; cùng Trung tâm Thông tin Khoa học Thống kê tổ chức tốt lớp bồi dưỡng ”Nghiệp vụ biên tập báo chí” phục vụ cho công tác xây dựng nguồn tin cấp I; phối hợp với Trung tâm Thông tin KHCN TP.HCMtổ chức lớp tập huấn “Định từ khóa” cho cán bộ của Trung tâm và một số cơ quan khu vực phía Nam, và với Trường Đại học FPT (Trung tâm Thông tin - Thư viện) tổ chức lớp tập huấn thứ hai “Định từ khóa” tại Hà Nội cho cán bộ thông tin khu vực phía Bắc. Ngoài ra, nhiều hội viên cá nhân là chuyên gia thông tin - thư viện thường xuyên được mời tham gia giảng dạy về thông tin học và thư viện cho các khoa thông tin - thư viện tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng.

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, theo tôi, muốn hoạt động của Hội phát triển tốt hơn thời gian tới, cần có quy định thêm về các chủ trương, đường lối về những dự án mà Hội đảm nhận. Ví dụ, những dự án liên quan đến thông tin khoa học, công nghệ thì Hội sẽ tham gia phản biện, đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó là cấp kinh phí cho những hoạt động phản biện đó. Như vậy, Hội sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn.

Trong thời đại công nghệ 4.0, Hội cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, cụ thể là cần phải xem các doanh nghiệp cần gì để có thể cung cấp và hỗ trợ. Đây là điều rất cần thiết vì mục tiêu, tôn chỉ của Hội đã gắn được với đời sống thực tế, đồng thời cũng có những nguồn kinh phí nhất định cho sự hoạt động của Hội.

Cám ơn ông!

Tuyết Nhung (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vasti thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển thông tin KH-CN