Những năm gần đây, Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành điểm đến ký thú của du khách gần xa. Là huyện đảo tiền tiêu, gần quần đảo Hoàng Sa nhất. Là công viên địa chất, Lý Sơn có 21 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh cùng nhiều danh thắng, di chỉ giá trị, có nhiều không gian văn hóa, chứng cứ lịch sử đặc biệt quý giá gắn liền với biển đảo và chủ quyền dân tộc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Vé tham quan đảo Lý Sơn, lẽ ra phải làm từ lâu

Nguyen Van My | 27/01/2019, 18:36

Những năm gần đây, Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành điểm đến ký thú của du khách gần xa. Là huyện đảo tiền tiêu, gần quần đảo Hoàng Sa nhất. Là công viên địa chất, Lý Sơn có 21 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh cùng nhiều danh thắng, di chỉ giá trị, có nhiều không gian văn hóa, chứng cứ lịch sử đặc biệt quý giá gắn liền với biển đảo và chủ quyền dân tộc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Năm 2018, Lý Sơn đón hơn 200.000 lượt khách đến tham quan. Không ít khách bực mình, khó chịu vì những bất cập của huyện đảo. Từ chuyện rác, nhà vệ sinh cho đến việc không có người hướng dẫn tại các điểm, trừ bảo tàng Lý Sơn; đặc biệt là những dịp cao điểm. Nghe phàn nàn có người bảo “Được tham quan miễn phí còn đòi gì nữa?”. Nhiều khách giật mình vì Lý Sơn “hiếu khách, chơi đẹp”. Nghèo nhưng vẫn hào hiệp, miễn phí tất tần tật.

Đầu năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi đang xem xét việc thu phí du khách tham quan đảo Lý Sơn. Một số ý kiến phản đối, có lẽ do tư duy…”bao cấp”, cái gì cũng muốn “xài chùa”. Đa phần ủng hộ vì đó là lẽ thường tình. Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đều làm như vậy, kể cả những nước giàu có. Việc này, đáng lẽ phải làm từ lâu. Vấn đề là tổ chức bán vé như thế nào và sử dụng ra sao cho hiệu quả. Không khéo, bộ máy cồng kềnh, thu chỉ để nuôi bộ máy, rồi thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích.

Việc bán vé nên trọn gói, cả huyện, không chia nhỏ từng điểm, cũng không bán theo ngày. Để tiết kiệm bộ máy, có thể tính trong vé tàu cao tốc vì đây là phương tiện duy nhất chở khách ra đảo. Người dân thường trú hoặc sinh ra ở Quảng Ngãi không phải mua vé. Thương binh, người có công Cách mạng, sinh viên ngành du lịch và các Hướng dẫn viên có thẻ, trẻ em dưới 10 tuổi cũng được miễn phí. Học sinh, sinh viên, người lớn tuổi được giảm giá. Hiện nay, giá vé tàu đi về Lý Sơn đều có chính sách giảm cho người dân địa phương.

Tiền mua vé, trước hết là để mua bảo hiểm du lịch (không áp dụng cho khách thăm thân nhân ở dài hạn), làm vệ sinh và giữ trật tự công cộng. Tại các điểm đến, có thuyết minh viên hướng dẫn du khách tham quan. Thành lập bộ phân Thông tin Du lịch của huyện đảo, in các ấn phẩm (sách, đĩa..) du lịch của huyện. Từng bước nâng chất cả dịch vụ lẫn thái độ, tinh thần phục vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa. Giá vé trọn gói bao nhiêu là tùy sự tính toán của tỉnh và tham vấn Tổng cục Du lịch.

Nhân dịp này, tác giả bài viết cũng kiến nghị Lý Sơn tổ chức tuyên truyền về du lịch cộng đồng cho tất cả dân đảo, cùng chung tay góp sức với chính quyền và du khách, xây dựng Lý Sơn thành đảo du lịch bền vững . Sắp xếp lại bến tàu, công khai qui hoạch du lịch của đảo. Mạnh tay xử phạt các hành vi trái luật, cả người dân lẫn du khách. Cần khẩn trương chuẩn bị đội ngũ, để Lý Sơn tự tin bước vào cuộc chơi bình đẳng của du lịch Việt Nam.

Nguyễn Văn Mỹ (Lửa Việt Tours)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vé tham quan đảo Lý Sơn, lẽ ra phải làm từ lâu